Đảo Hòn Chùa
< Từ bãi biển Long Thủy nhìn ra Hòn Chùa.
Khu vực quanh các đảo này có những rạn san hô có diện tích khoảng 100 ha. Trên hòn này, cây cối thuộc loại lùm bụi rậm, có nhiều thỏ rừng và cheo, chồn…
< Trên đảo Hòn Chùa.
Mạn sườn phía Đông-Nam, có nhiều trảng mọc loại cỏ gai, từ đất liền nhìn ra, hòn Chùa tuyền một màu xanh như một tấm thảm trải trên mặt biển, dẫu rằng cấu tạo của hòn này toàn đá lớn nhỏ chồng chất. Mạn sườn phía Đông-Bắc, là vách đá thẳng đứng do sự xâm thực liên tục của sóng biển đập vào.
Trong lòng biển quanh hòn Chùa, là những ghềnh rạng san hô nhiều màu sắc sặc sỡ, thích hợp cho cua, tôm hùm ẩn trú. Càng ra xa, mực nước càng sâu dần. Hòn Chùa, còn nổi tiếng với con mực nang như đã dẫn ở trên. Du khách có thể dùng thuyền ra đây, theo hành trình dã ngoại khép kín từ Hang Hổ-Long Thuỷ-Hòn Chùa.
< Dưới mặt nước biển là những rạng san hô, xa xa chính là núi Chóp Chài ở Tuy Hòa, cao sừng sững.
Trên đỉnh hòn Chùa, mạn Tây-Nam có một nền đất đá phơi mưa gội nắng thi gan cùng năm tháng, mà nhiều người nói rằng, đó là nền cũ của một ngôi chùa cổ. Có nhiều truyền thuyết quanh ngôi chùa này.
< Dù trong một ngày âm u nhưng nước biển ở đây vẫn trong vắt, nhìn thấu đáy.
Tương truyền, ngôi chùa là do một bà phi của chúa Nguyễn Ánh đã không còn đủ sức bôn tẩu cùng Vương, nên đã trốn lại ẩn tu trên chùa.
Sau khi Vương lấy lại giang sơn, cho người dò tìm khắp nơi và biết được bà đang tu trên một ngôi chùa ngoài biển Mỹ Á, bèn xuống chiếu vời về cung. Sau khi bà đi ,thì không còn ai hương khói lạy phật, và theo thời gian, sóng gió biển vùi dập, ngôi chùa đã bị lụi tàn.
< Nhìn về phía Hòn Yến, trông cứ ngỡ như vây lưng cá mập khổng lồ.
Trong dân gian còn kể thêm một câu chuyện khác, với những tình tiết ly kỳ hơn: Thuở xưa, giặc Tàu Ô hoành hành ngang dọc biển Đông, không ai địch nổi. Chúng cướp phá, bắt cóc đàn bà con gái hãm hiếp rồi quẳng xuống biển sâu mất xác. Một trong số thủ lĩnh cao cấp của bọn giặc Tàu Ô, một ngày kia, đến vùng biển Phú Yên, Bình Định cướp phá, thì bị một thiếu nữ giỏi võ nghệ, xinh đẹp giong thuyền ra gành đá mạn Đông-Bắc hòn Chùa thách đấu với chúa giặc.
< Một số lồng nuôi hải sản của ngư dân.
Hễ người thiếu nữ thua thì sẽ bằng lòng theo tên chúa giặc, còn ngược lại thì phải giải tán bọn lâu la giặc cướp, để dân chúng sống yên ổn làm ăn. Trận đánh ra sao không được mô tả, nhưng tên giặc kia bị đánh cho đại bại, nên xin qui thuận trở về hoàn lương, xây ngôi chùa trên hòn núi này sống cuộc đời còn lại bên cửa phật. Nhưng không rõ do lòng tham chưa dứt hay vướng bận mùi tục luỵ, cảm thương và nhung nhớ cô gái trước kia đánh bại mình, mà một đêm mưa gió, đã bỏ chùa ra đi mất dạng. Cũng có người nói, thần Nam Hải cho nổi sóng vào một đêm tối trời kéo hắn về thuỷ cung trị tội.
< Rời Hòn Chùa, ngoái nhìn lại chụp một phát.
Vào trung tuần tháng 6 Âm lịch hàng năm, tại đây thường diễn ra lễ hội cầu ngư. Trong dịp này có những nghi thức cúng tế để cầu an, cầu phúc vạn làng.
Người dân Long Thuỷ phần lớn đến đây chuyên làm nghề đánh bắt hải sản, du khách có thể tắm biển hoặc du thuyền và được thưởng thức nhiều loại hải sản tươi,là những loại đặc sản không phải nơi nào cũng có.
- Tổng hợp từ internet
0 nhận xét: