Núi Bà Rá Bình Phước
Núi Bà Rá có độ cao 723m nằm trên địa phận phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km. Giữa một vùng đồi thấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp, tạo cho núi Bà Rá một vẻ hùng vĩ tráng lệ. Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm Phường Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Mơ. Đặc biệt về địa lý, núi Bà Rá là tấm bình phong che chắn các luồng “gió dữ”, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái cho cả một vùng đất và người xung quanh.
Núi Bà Rá gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong khu vực Bà Rá.
Dưới chân núi, bên cạnh Phường Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.
Đồng bào S’Tiêng gọi ngọn núi này với cái tên đầy thành kính: “Bơnom Brah”, có nghĩa là “ngọn núi Thần” Toàn cảnh nhìn từ lưng chừng núi Bà Rá Sáng sớm, từ ngã tư thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) theo Quốc lộ 741 nối thị xã Đồng Xoài với huyện Phước Long (Bình Phước) - con đường trải nhựa rộng thênh thang xuyên qua những cánh rừng cao su bạt ngàn.
Miếu Bà trên đỉnh Bà Rá Đường vắng, cảnh đẹp, không khí mát lạnh làm cho lữ khách phương xa thấy nao nao. Đi chừng 1/3 đoạn đường thì núi Bà Rá đã hiện ra từ xa trong sương mờ huyền ảo. Từ ngã tư Đồng Xoài (thị xã Đồng Xoài) đến chân núi Bà Rá dài 50km, khoảng một giờ đi xe gắn máy.
Cuộc hành trình lên đỉnh núi Bà Rá có thể chia thành hai đoạn:
Từ chân núi lên đồi Bằng Lăng (nằm ở khoảng 1/5 độ cao so với đỉnh) đường đã được trải nhựa, xe gắn máy và xe ô tô có thể chạy lên đến đây. Ở đây có khoảng sân rộng và một trạm kiểm lâm.
Tại đồi Bằng Lăng có nhà bia tưởng niệm thờ các anh hùng liệt sĩ. Đỉnh cao Bà Rá này vốn là căn cứ cách mạng, là chiến trường oanh liệt.
Đoạn 2 từ đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc tam cấp bằng đá để lên đến đỉnh. “Nếu so với cách đây 10 năm, đường bây giờ leo lên, đi xuống quá dễ dàng, vì đã được lát bằng đá vững chắc.
Còn hồi đó, bậc tam cấp bằng đất. Mùa mưa đi té lăn cù là chuyện thường”, người dẫn đường cho biết. Núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 984m, còn núi Bà Rá cao 732m nhưng đường lên núi Bà Rá dốc hơn, khó đi hơn. Có những đoạn dốc hơn 45 độ, phải cố gắng mới bước lên được. Hai thành viên trong đoàn của chúng tôi hơi bị nặng ký, leo không nổi, đành phải bỏ cuộc ở 2/3 đoạn đường.
Đường lên núi khá đẹp, được bao phủ cơ man nào là trúc, lồ ô. Đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cổ thụ ướm chừng vài trăm năm tuổi. Lên đến đỉnh, mỏi mệt tan biến, do không khí quá mát mẻ.
Đứng trên đỉnh Bà Rá, có thể nhìn thấy cả một vùng bình nguyên của tỉnh Bình Phước, thấy thị trấn Thác Mơ và thuỷ điện Thác Mơ khá rõ ràng. Trên đỉnh có ngọn ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Bình Phước, cao 48m. Ở đây còn có một miếu Bà nghe đâu rất linh thiêng. Trong chiến tranh quân đội Mỹ, xây dựng trên đỉnh Bà Rá căn cứ quân sự rất hiện đại, có cả sân bay trực thăng mà dấu tích bây giờ vẫn còn, để kiểm soát toàn bộ vùng miền Đông Nam bộ nhưng quân ta vẫn bí mật xây dựng những cứ điểm xung qua núi để đánh phá địch. Núi Bà Rá đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia (ngày 4.10.1995).
Từ tháng 3/2010 cáp treo núi Bà Rá, thuộc thị xã Phước Long (tỉnh Bình Phước) đã khánh thành và đi vào hoạt động. Tuyến cáp treo dài trên 2km, với 19 trụ tháp cao từ 6m-30m và hơn 32 chiếc cabin (6 chỗ ngồi).
Cụm di tích - danh thắng: Núi Bà Rá – thị trấn Phước Long – Thác Mơ (cự ly giữa 3 điểm này cách nhau khoảng 10 km) sẽ được quy hoạch thành vùng du lịch sinh thái – văn hóa – chiến trường xưa – hành hương hấp dẫn của tỉnh Bình Phước.
- Theo Wikipedia, Dulichkhachsan, Otosaigon...
0 nhận xét: