Bánh Gio sánh vàng cùng mật mía chợ Hôm

Bánh có hương vị ngai ngái nồng nồng nhưng khi chấm cùng mật mía thì có vị ngọt thanh khiết, càng ăn càng thấy ngon.

Bánh Gio hay còn gọi là bánh Tro dễ tìm thấy nhất ở những gánh hàng rong. Tuy nhiên những chiếc bánh này được gói khá nhỏ và miếng mật mía không sánh vàng và thơm mùi mật mía. Những người sành ăn quà vặt thường mách nhau lên lên đầu phố Chợ Hôm (Phố Huế) để thưởng thức, bánh ở đây khá to, một người ăn giỏi lắm cũng chỉ được 3 cái, giá mỗi cái khoảng 7.000 đồng.

Bánh Gio có hương vị ngai ngái, nồng nồng nhưng khi ăn vào có vị mát thanh khiết, rất tốt cho đường tiêu hóa. Bóc lớp lá ngoài cùng, bánh gio như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó. Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết sự hòa quyện ngọt mát hấp dẫn này.
.
< Bánh Gio hấp dẫn mọi lứa tuổi.

Đầu phố có 2 bác khá lớn tuổi chuyên bán bánh Gio, cũng phải có thâm niên lắm rồi. Quán nằm trên vỉa hè đầu chợ, vài cái ghế nhựa xanh đỏ xung quanh, cạnh đó là một mẹt bánh gio xếp chồng lên nhau.
< Bánh Gio sánh vàng cùng mật mía.


Bánh Gio có hương vị ngai ngái, nồng nồng nhưng khi ăn vào có vị mát thanh khiết, rất tốt cho đường tiêu hóa. Bóc lớp lá ngoài cùng, bánh gio như một khối ngọc màu hổ phách trong vắt lộ ra, có thể nhìn thấu bên trong khối ngọc đó. Cắt từng miếng nhỏ, nhẹ nhàng chấm vào bát mật mía màu vàng óng, thơm phức rồi nhẩn nha thưởng thức mới thấy hết sự hòa quyện ngọt mát hấp dẫn này.
< Bánh tựa như khối ngọc màu hổ phách.


Bánh Gio là một nét ẩm thực rất độc đáo của người miền Bắc, dùng tro của lá cây để làm nên hương vị đặc trưng của bánh. Lá dùng lấy tro cũng có nơi dùng lá gai lễ ốc, lá tầm gửi, thân lá cây vừng khô; hoặc có nơi dùng hạt xoan chín cùng rơm nếp…
< Mật mía ngọt như mía lùi.

Những lá này được đốt lên lấy tro để khi ngâm cùng với gạo nếp mới cho ra màu nâu vàng như màu hổ phách cũng như hương vị đặc trưng của bánh.


< Bánh Gio cầu kỳ trong cách làm.

Lá dùng để gói chuẩn nhất là lá chít, lá phải luộc thật kỹ và liên tục thay nước cho phai chất diệp lục và bớt mùi hăng đi. Gạo phải là nếp cái hoa vàng để tạo độ dẻo thơm của bánh. Xong công đoạn chọn gạo ngon, người ta chỉ cần vo gạo sạch rồi ngâm với nước vôi pha loãng chừng 1 đến 2 giờ đồng hồ là được. Để gạo ráo nước một chút sau đó đổ vào chậu nước tro đã pha sẵn, ngâm qua một đêm là có thể đem ra gói bánh.


Chính vì thế nên khi bạn cắn miếng bánh Gio vào miệng bao giờ cũng cảm nhận cái hương vị mát đầu tiên của bánh rồi đến vị ngọt của mật mía quyện cùng vị dẻo của gạo nếp, lẩn khuất trong miệng có cả mùi nồng nồng của nước vôi, mùi hăng của lá chít.

- Theo báo Bưu điện Hà Nội