Khám phá vẻ nguyên sơ non nước Hương Sơn
Hương Sơn là một quần thể những danh lam thắng cảnh và di tích nằm trên một dải núi chạy từ núi Hoàng Con trong dãy Hoàng Liên Sơn, vượt qua sông Đà, núi Ba Vì, qua Chương Mỹ xuống mãi Nho Quan - Ninh Bình.
Trong cụm danh thắng Hương Sơn, bên cạnh các cảnh đẹp thiên tạo như suối Yến, động Hương Tích, động Tiên Sơn, động Tuyết Quynh, suối Giải Oan... còn rất nhiều các công trình kiến trúc nghệ thuật do bàn tay con người, qua các thời kỳ tạo nên, và đã trở thành những di tích lịch sử rất có giá trị như đền Trình, chùa Thiên Trù, đền Cửa Võng, Hương Sơn Tự...
.
< Bến Yến những ngày này không còn cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp.
Quần thể di tích - danh thắng Hương Sơn (theo cách gọi dân gian là chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) thường được biết đến như một điểm hành hương và trẩy hội lớn nhất của cả nước với kỳ lễ hội kéo dài từ ngày 6 tháng Giêng tới trung tuần tháng 3 Âm lịch. Mỗi năm, lễ hội này thu hút hàng triệu Phật tử cùng du khách khắp bốn phương về tụ họp, tạo nên một bầu không khí náo nức, rộn ràng ít nơi nào có.
< Lác đác những con thuyền chở khách vào động Hương Tích thay cho cảnh những đoàn thuyền nối đuôi nhau rồng rắn.
Khác với khoảng thời gian lễ hội, vào những ngày thường Hương Sơn hiện ra với một dáng vẻ hoàn toàn trái ngược. Vào thời điểm này, du khách sẽ có cơ hội để cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp thanh bình của một miền đất Phật cổ kính, nguyên sơ…
< Trong sự vắng lặng, vẻ đẹp nguyên sơ của non nước Hương Sơn hiện ra...
Ngồi trên đò du khách được thả hồn vào phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời sơn thuỷ hữu tình thoả sức ngắm những ngọn núi với những cái tên vô cùng dân dã như núi Con Voi, núi Lọng Cụp, rồi Mâm Xôi Con Gà, núi Đổi Chèo...
< Những khung cảnh thanh bình và thơ mộng khiến lóng người như trút bỏ mọi ưu tư trong đời thường.
Nhưng có lẽ thú vị nhất vẫn là được ngắm dòng suối trong có thể nhìn tới tận đáy với những vạt tóc tiên xanh mướt. Sau chừng độ non một giờ ngồi đò, du khách sẽ lên bến Thiên Trù bắt đầu lộ trình núi non trùng điệp. Từ bến Thiên Trù, có rất nhiều tuyến du lịch khác nhau như Thiên Trù - động Hương Tích, Thiên Trù - Hinh Bồng, Thiên Trù - Long Vân...
< Đường lên nhiều ngôi chùa trở nên heo hút, vắng lặng.
< Khói hương không còn nghi ngút trên những ban thờ, lan tỏa trong ngóc ngách của các động đá.
< Thi thoảng lắm mới thấy bóng dáng của một người lữ hành trước chốn cửa thiền tĩnh lặng.
Cảnh Hương Sơn
Đệ nhất nam thiên ấy cảnh này,
Thuyền nan đón khách máy chèo lay.
Hai bên quả núi lồng hương suối,
Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng cây.
Cửa Phật lơ thơ tầng đá dãy,
Chùa tiên bát ngát khói hương bay.
"Nam vô" tiếng dậy thưa trần tục,
Non nước Bồng Lai mới thấy đây!
của Bà Huyện Thanh Quan
< Dấu ấn của con người như chìm vào giữa sự vĩnh cửu của thiên nhiên.
< Những bậc đá rêu phủ xanh rì.
Từ bến Đục của suối Yến, trước khi đến Thiên Trù, Hương Tích, du khách phải qua đền Trình - Ngũ Nhạc thắp nén nhang với ý nghĩa trình lên thần linh lòng thành lễ Phật. Trở ra, du khách lại tiếp tục cuộc hành trình cùng con đò đi vào bến Thiên Trù. Dọc theo dòng suối Yến, hàng ngày là con đường đi về của người dân trong vùng, nhưng khi đến mùa lễ hội, đây lại là một tuyến du lịch tuyệt vời.
< Những cánh hoa đại không lo sợ bị những bước chân vô tình dẫm nát.
< Vắng bóng con người, vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên Hương Sơn cũng có dịp bộc lộ.
"Mùa không lễ hội" là khoảng thời gian để cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của Hương Sơn - một miền đất Phật cổ kính, nguyên sơ…
Tuy nhiên, tuyến mà nhiều khách du lịch thường đi và cũng là tuyến có nhiều cảnh quan kỳ thú nhất là bến Đục - Thiên Trù - Hương Tích. Theo tuyến này, du khách có thể lên thẳng động Hương Tích và chùa Hương Tích, sau đó quay ra đền Cửa Võng, chùa Giải Oan, động Tiên Sơn rồi động Đại Binh... Kết thúc tuyến này, nếu còn thời gian du khách sẽ tiếp tục đi Hinh Bồng rồi sang Vân Long...
- Tổng hợp từ Wikisource, DatViet, Dulichvtv...
0 nhận xét: