"Phượt vặt" sửa travel guide books (Phần 11)
Nhưng trước tiên chạy vài vòng hóng gió sớm và điểm tâm sáng cái đã. Hai buổi bình minh vừa qua nhưng không có hôm nào được ảnh mặt trời lên đẹp cả, có lẽ hôm nay cũng vậy thôi vì mình không hề thây chút ráng đỏ nào.
5h10 phút sáng đã cưỡi ngựa sắt về hướng bãi Vạn Trâu với ý định "điểm danh" xem có chú trâu nào đi lạc không nhưng khi gần tới hồ Linh thì thấy mấy đồi cát hai bên cứ như vẫy gọi. Vậy là dừng lại trèo lên đó chơi.
< Tấp vào một trong vô vàn đồi cát nhỏ ven đường.
Gió trên đỉnh cát chỉ hiu hiu, nếu loại trừ tiếng sóng vổ ngoài xa xa thì chỉ còn một sự tỉnh lặng đến dịu kỳ.
< Ngựa sắt bên dưới, "ẻm" không chịu lên chơi!
Con đường ven biển vắt ngang bên dưới không một bóng người, chả có bóng xe. Gió đong đưa những tàn cây lung lay nhưng không đủ sức tạo ra tiếng xào xạc như trân trọng một cõi bình yên tuyệt đối.
< "Nửa kia" trên này...
Không biết những bạn khác nghĩ sao chứ tại Việt Nam: đồi cát tinh khiết nhất (thuần cát), dáng đẹp nhất có lẽ khá nhiều nhưng cái "nhất có lẽ khó nhận định vì mỗi nơi có một cái hay riêng.
< Dường như thế gian chả còn ai...
Mình cho rằng rộng nhất có lẽ là đồi cát Trinh Nữ tại Hòa Thắng (sau này diện tích cũng giảm bớt rất nhiều do địa phương trồng rừng dương chống cát bay).
Dể... nhầm đường nhất có lẽ là những đồi cát ở Phan Rang - có lẽ tại ở đây nhiều đồi cát quá, nào là Phước Dinh, Tuấn Tú, Nam Cương...
< "Đảng đối lập"!
Tuy nhiên: màu cát đẹp nhất, cát thuần khiết nhất... thì đồi cát Mũi Né mới xứng danh do cát nơi này đo đỏ, cam cam... Một cái màu đặt trưng mà khó nơi nào có được ngoài hai đối thủ là Hòa Thắng và Nam Cương - Nhưng Nam Cương lại có nhiều cây bụi, còn đồi cát đỏ Hòa Thắng thì quá khó lội vào đến bằng đôi chân.
< Nếu không có rừng cây thì sẽ thấy biển - do không "thấy" nên ta chỉ "nghe" tiếng sóng vỗ...
< Sẽ là "độc hành" nếu không có người bấm máy...
< Ghé lại Hồ Linh, chỉ vài mươi thước thôi.
< Hồ Linh đây, tĩnh lặng trong ban mai.
6h20, bọn mình leo xuống và ghé lại hồ Linh gần đó. Hồ vẫn đẹp như mấy năm trước với cây cầu vắt ngang qua. Đây là điều may mắn vì người ta đã làm cầu thay vì làm kiểu tiết kiệm hơn là đổ đất cắt ngang hồ làm đường.
< Và đây là mé bên kia, ngăn cách bởi chiếc cầu. Lại nhớ chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ.
Mặt hồ lung linh giữa những lá sen - vào mùa sen nở nhìn chắc sướng mắt lắm đây. Mà thật lạ nghen: nước hồ bao năm nay vẫn là vẫn là nước ngọt (vì thế có sen) dù hồ không cách biển bao xa. Tính từ mép hồ đến bãi biển ngoài kia chưa đầy trăm mét, không phải mét đất mà là mét cát nhé - cát thì như bạn thấy thẩm thấu nước nhanh lắm.
< Sen trên mặt hồ.
Vậy ra có lẽ rằng Hồ Linh vẫn được cung cấp nước ngọt thường xuyên với nguồn là rừng bên phía Tây, cụ thể là Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Bình Châu - Phước Bửu.
< Chạy tới thêm một đoạn nữa, qua cái xóm chài nho nhỏ...
< Giờ đến mình làm "Hòn Vọng thê".
Bình Châu đẹp và bình yên, phải chi có thêm một ngọn núi tương xứng nữa là tuyệt với vì núi Tầm Bồ (núi Hồ Linh) nơi đây nhỏ quá.
< "Gấu"...
< "Vợ bé" nè, có khi lại gọi là "ngựa sắt thần kỳ"...
< ... và biển trời bao la...
Làng chài nho nhỏ cách đây khoảng vài trăm mét nhưng dưới biển vắng hoe, chỉ duy nhất một thanh niên đang vác trên vai khóm lưới cắm về nhà.
< Mãi đến giờ mới thấy một bóng xe...
< Và một chiếc nữa, chắc chở cô dân chú rể chụp ở Vạn Trâu...
< 7h nắng mới chịu lên soi sáng cảnh vật.
< Ánh dương đã lên khá cao rồi, bọn mình quay trở về kiếm chổ điểm tâm.
< Bún cá 10k. Nhìn kỹ lại hóa ra là chị bán bún hôm qua: chiều chị bán ngoài đường, sáng bán trong này: ngõ vô bến Lội.
Trong này buổi sáng giống như một khu chợ nhỏ bán đủ thứ từa lưa nào là rau cải dưa hẹ...
Có cây xăng nhưng chỉ bán dầu, dầu đổ ghe cá phía dưới cảng đó mà.
< Vừa ăn sáng, vừa nhấp cà phê, vừa xem "diễn viên" biểu diễn màn nhõng nhẽo.
Giờ từ giã cũng đến: bọn mình về nhà trọ soạn đồ, trả phòng và tạm biệt cô chủ nhà nghỉ Dung Tạo, hẹn ngày tái ngộ.
Lên đường thôi...
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối
-
0 nhận xét: