Vẻ đẹp suối hồ bên phố núi Mường Hum
.
Một nhánh không nỡ chia tay đất Phong Thổ mà rẽ rừng tìm đường quay trở lại, một nhánh như chàng trai núi ưa tự do, phóng khoáng, làm cuộc hành trình vượt rừng già Pờ Hồ, tung bọt trắng dưới chân núi Ky Quan San hùng vĩ, dạo chơi êm đềm qua cánh đồng Piềng Láo, hợp lưu với nhiều suối nhỏ khác rồi chảy về trung tâm phố núi Mường Hum.
Tại đây, sự “bất kham” của dòng suối hoang dại đã bị chinh phục bởi bàn tay và tình yêu lao động của con người...
< Suối hồ đẹp như bức tranh thủy mặc.
Công trình thủy điện Mường Hum với tổng công suất 32MW được xây dựng từ năm 2008 và chính thức phát điện từ đầu năm 2011, trở thành công trình thủy điện lớn thứ hai huyện Bát Xát (sau thủy điện Ngòi Phát phía hạ nguồn với công suất 57MW), đã biến sức nước thành dòng điện hòa vào lưới điện quốc gia.
< Thượng nguồn suối Mường Hum.
Hôm nay đến với Mường Hum, nhiều du khách không chỉ ngỡ ngàng về vẻ đẹp của “suối Mường Hum còn chảy mãi” trên thượng nguồn Bát Xát như ca từ trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, mà còn bị mê hoặc bởi suối hồ trong xanh bên phố núi.
< Phố núi Mường Hum bình yên bên suối.
Buổi sớm, mặt hồ phẳng lặng phủ sương mờ ảo; Buổi trưa, khi nắng ấm đã lên, hồ trong xanh in bóng các tràn ruộng bậc thang, nương ngô, nương chè bát ngát và núi non ngút ngàn. Thời khắc hoàng hôn và về đêm, suối hồ lung linh ánh điện, đẹp như một bức tranh thủy mạc.
< Đập thủy điện Mường Hum nhìn từ trên cao.
Ông Tẩn Kim Vảng, Chủ tịch UBND xã Mường Hum cho biết: Suối hồ Mường Hum không chỉ có giá trị thủy điện, thủy sản, thủy lợi, mà đã góp phần tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình cho phố núi Mường Hum, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nhất là vào buổi chợ phiên cuối tuần. Trong tương lai không xa, việc đẩy mạnh khai thác các tiềm năng gắn với phát triển du lịch sinh thái trên suối Mường Hum sẽ góp phần đem lại cuộc sống no ấm hơn cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
- Theo Lào Cai Online
0 nhận xét: