Rờn rợn món đặc sản sùng tre
< Những thợ săn sùng tre chuyên nghiệp thường xác định chính xác vị trí các ống tre có sùng.
Theo kinh nghiệm của người dân thì những cánh rừng tre ven suối A Nô là “thánh địa” của loài Sùng tre. Đó là những rừng tre bát ngát nơi xã Nhâm, Hồng Bắc, A Roàng… của huyện miền núi A Lưới.
< Loài sùng trước khi hóa thân thành bướm thường sống ký sinh trong ống tre.
Và mỗi thợ săn đều tự chia lấy “lãnh địa” riêng cho mình bằng cách để lại dấu tích không lẫn được vào thân tre nơi mình đã “chạm dấu rựa”.
< Những thân tre chậm phát triển, đốt ngắn là thánh địa của loài sùng đặc sản.
Loài Sùng trước khi hóa thân thành loài bướm, chỉ sống trong thân cây tre lồ ô non, chúng như loài sâu ký sinh, hút chất dinh dưỡng từ cây tre mà sống. Bởi thế, chỉ có đám thợ săn mới biết được bí quyết này.
< Xác định vị trí loài sùng.
Anh Lê Văn Khởi, một thợ săn sùng tre ở đây bật mí: “Thường cây măng lồ ô lớn lên, chiều cao ngang quá đầu người, bỗng dưng chúng không phát triển nữa, các đốt tre ngắn lại.
Nếu quan sát kỹ trên thân măng, sẽ thấy một lỗ dẹt dài hơn hạt gạo, bên ngoài bóng láng chính là nơi Sùng tre ở”.
< Dưới những tán cây rừng, chúng tôi được nghe câu chuyện “truyền đời” về sự tích ra đời món ăn ơm pờ reng đặc sản của người Pa Cô. Xưa có đôi nam nữ cùng làng lấy nhau, hai gia đình không đồng thuận bởi sợ cận huyết thống. Đôi trai gái bỏ làng ra đi, dắt nhau lên rừng tìm đất sống. Những ngày chưa có lương thực, họ được một cụ già tốt bụng mách cho cách nhận biết, bắt con sùng tre cùng với hái tiêu rừng để chế biến món ơm pờ reng. Từ đó lớp con cháu người Pa Cô - những người con của núi rừng biết đến loài sùng tre này.
< Và sùng tre đây...
Từ Sùng tre, người Pa Cô có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trở thành đặc sản nơi rẻo cao này.
< Sùng tre, đặc sản của người Pa Cô nơi huyện miền núi A Lưới.
Món Sùng tre khi chế biến thường không thiếu một loại gia vị quan trọng, đó là tiêu rừng; thêm một số gia vị khác cũng là đặc sản của người dân nơi đây, đó là củ lá kiệu, ớt nướng, muối rang đem giã mịn.
Sùng tre trước khi chế biến đã được trụng qua nước suối đun sôi. Tất cả những gia vị này sẽ được trộn vào với Sùng ngay trong ống tre. Khi Sùng đã được thấm gia vị, lấy ống tre nướng trên bếp lửa. Món Sùng tre có vị cay nồng của tiêu rừng và ớt chính là món gốc của đồng bào Pa Cô ở đây.
Thưởng thức món Ơm pờ reng giữa ngút ngàn đồi nương, chợt thấy sự hào phóng của núi rừng pha lẫn những nhọc nhằn của nghề săn Sùng tre.
- Tổng hợp từ Anninhthudo và nhiều nguồn khác.
0 nhận xét: