Lễ hội khinh khí cầu tại Bình Thuận
Quy mô lễ hội khinh khí cầu sẽ tương đương lễ hội được tổ chức tại các nước Đông Nam Á. Sẽ có 50 phi công và chuyên gia khinh khí cầu quốc tế đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Anh, Thái Lan, Hong Kong... và chủ nhà Việt Nam.
Theo ban tổ chức, cuộc đua của hơn 20 khinh khí cầu trên quãng đường bay 19km sẽ tạo nên một bữa tiệc lộng lẫy, hoành tráng và ngoạn mục trên bầu trời Bình Thuận. Du khách cũng có thể tham gia bay cùng khinh khí cầu ở độ cao 50m trong thời gian diễn ra lễ hội.
< Kiểm tra lại hệ thống dây bên trong khí cầu trong lúc thổi hơi vào.
Ngoài tâm điểm là cuộc trình diễn của các khinh khí cầu, trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra những màn biểu diễn của các thiết bị bay như dù lượn, máy bay cánh vải, máy bay mô hình, thả diều truyền thống...
< Đốt hơi gas tạo nhiệt kết hợp thổi gió để khinh khí cầu nở tròn và bay đứng lên.
< Đội tiếp ứng kéo khinh khí cầu đến nơi an toàn hơn để thu gom.
Một trong những điểm nhấn của lễ hội là đêm đại tiệc hoa đăng mừng lễ Quốc khánh vào tối 2-9, khi tất cả hơn 20 khí cầu khổng lồ như tòa nhà 5-6 tầng được dựng trên sân và kết thúc bằng màn pháo hoa lung linh rực rỡ.
Con dông được chọn làm linh vật và quả thanh long - đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận - được chọn làm biểu trưng (logo) cho lễ hội.
Hồi hộp bay với khinh khí cầu
< Khí cầu nhẹ nhàng bay dọc theo đường 706B, một cảm giác lâng lâng trên độ cao 100m.
Sau nhiều ngày nằm chờ tránh những cơn mưa ở khu vực Bình Thuận đầu tháng 7, cuối cùng nhóm khảo sát chọn đường bay cho lễ hội Khinh khí cầu quốc tế VN lần thứ nhất tại Bình Thuận đã có thể ”cất cánh” thử nghiệm.
Nhóm do phi công Malaysia Mohammad Sabri Saad (được ban tổ chức mời tham gia bay khảo sát) điều khiển.
< Khinh khí cầu trong tình trạng bay treo.
Mohammad nói bay khinh khí cầu là môn thể thao mạo hiểm, là cuộc chơi kịch tính đòi hỏi tính kiên nhẫn, khéo léo, sức khỏe cũng như sự nhanh nhạy... Để được ngồi trên giỏ mây bay tự do trên bầu trời, ngoài việc được cấp phép bay (lần đầu tiên tại VN, khinh khí cầu được phép bay tự do - trước đây chỉ được bay treo) phi công phải biết đợi tốc độ gió từ 7km đến dưới 26km/giờ, canh hướng gió để có thể đáp xuống khu vực an toàn tránh va vào nhà dân, đường điện cao thế...
< Phi công Mohammad chuẩn bị kéo dây nóc khinh khí cầu để tiếp đất.
Bắt đầu từ 5g sáng, khi nhiệt độ ngoài trời còn thấp, êkip bay đã ra bãi để chuẩn bị dọn chỗ cho khinh khí cầu bay. Rồi quả bóng khí cầu được dựng lên, phi công dùng máy đo tốc độ gió, xem hướng gió để quyết định bay tự do, bay treo hay... dọn đồ về. Có lần mọi việc đã sẵn sàng chỉ cần kéo van gas là bay lên, nhưng chuyến bay phải hủy vì gió đổi hướng liên tục, hoặc gió chuyển hướng tây - đông thổi khinh khí cầu ra biển - là nơi không có chỗ đáp!
< Thu gom khinh khí cầu sau khi tiếp đất.
Được lệnh bay, người phụ lái ở dưới đất tháo dây neo ra, giỏ mây chở ba người từ từ bay lên cao trong lúc phi công liên tục mở gas đốt khí. Đồng hồ độ cao nhích lên từng con số dao động từ 80-100m.
< Phi công Malaysia và êkip bay khảo sát khu vực trình diễn khinh khí cầu bay tại TP Phan Thiết vào ngày 13-7.
Ấn tượng nhất là đáp xuống, phi công quan sát thấy dưới đất đủ điều kiện cho phép mới hạ độ cao.
Tùy hướng gió nên khu vực chọn bãi đáp sẽ thay đổi, khi thì phải hãm đà bay bằng cách cho giỏ mây va chạm với ngọn dương, khi thì cho “tưng tưng” dưới những đụn cát hoặc kéo cày một đường trên bãi cỏ của sân golf.
Lễ hội dự kiến quy tụ hơn 50 phi công và chuyên gia khinh khí cầu quốc tế đến từ mười quốc gia và vùng lãnh thổ. Tất cả sẽ tham gia bay trên bầu trời Phan Thiết.
- Tổng hợp từ TTO
0 nhận xét: