Leo núi Chùa Trầm

Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, sẵn sàng với một đôi giày chắc chắn, ít bánh kẹo và vài chai nước, chúng tôi đến với chùa Trầm – ngôi chùa thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 25km.

Vượt qua con đường quốc lộ số 6 hướng đi Hòa Bình, Sơn La khá bụi bặm, chúng tôi dừng lại ngay đầu thị trấn Chúc Sơn. Để vào được đến chùa, chúng tôi men theo con đường mòn nhỏ toàn một màu xanh của những loài cây dại mọc bên đường và cả những ruộng đu đủ trĩu quả.

Từ đây, bức tranh nước non hữu tình đã hiện ra với dải núi xanh biếc uốn lượn theo sông. Tương truyền ngày xưa ở trên ngọn núi cao nhất có một cây trầm rất lớn, thân cây nhiều người ôm không xuể, tỏa hương thơm khắp vùng.

Sau này, dù cây không còn nữa nhưng người ta vẫn gọi là núi Trầm hay núi Tử Trầm. Toàn bộ khu núi Trầm này xưa kia cũng là nơi vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và đã cho xây nhiều công trình mà nay vẫn còn dấu tích. Trên núi này còn có một quần thể chùa đã 500 năm tuổi gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử thú vị.

< Cuối cùng thì ngôi chùa Trầm cũng đã hiện ra trước mắt. Chúng tôi vào thắp nhang, ghé thăm ngôi chùa nằm ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, tựa mình vào núi Tử Trầm. Xưa kia toàn bộ khu núi Trầm là nơi Vua Lê, chúa Trịnh đặt hành cung và cho xây dựng nhiều công trình đến nay vẫn còn dấu tích.

< Sau khi thắp hương lễ Phật trên chùa Trầm , chúng tôi khám phá vẻ đẹp hiếm có của Chùa Long Tiên ngay bên cạnh. Đây thực sự là một ngôi chùa rất độc đáo-chùa trong động. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất của động có bàn thờ phật và nhiều bức tượng các vị La hán ở xung quanh. Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua.

Nơi chúng tôi ghé thăm đầu tiên là chùa Trầm ẩn mình trong những tán cây cổ thụ. Chùa Trầm được gọi theo tên của ngọn núi mà nó tựa vào. Chùa được xây dựng năm Ất Hợi (1515) do Trần Văn Tăng, một tướng quân xuất gia đi giảng đạo, khởi xướng. Chùa Trầm Vô Vi (Chương Mỹ - Hà Nội) tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất của Tử Trầm Sơn.

Chùa Trầm Vô Vi tọa lạc trên một diện tích chỉ trên dưới năm chục mét vuông. Trên đỉnh núi cao nhất của Tử Trầm Sơn.

Từ đỉnh cao nhất của núi, ta thỏa sức phóng tầm mắt ra bốn phương tám hướng ngắm cảnh đồng quê trù phú một vùng ven sông Đáy. Đến nay ngôi cổ tự này đã trải qua gần 500 năm nhưng vẫn còn nguyên nét kiến trúc thế kỷ XVI.

< Rời động Long Tiên, chúng tôi thử sức dẻo của đôi chân bằng cách leo lên đỉnh núi Tử Trầm. “ Công cuộc leo núi khá vất vả vì đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên là chính. Nhiều lúc tôi muốn thót tim vì run sợ, toàn là núi đá quá hiểm trở với một cô gái như tôi. Đây quả thực là một chuyến du lịch mạo hiểm đầy thú vị.

Tấm bia khắc bài thơ của Trần Văn Tăng: Sơn Đông chi bằng Vô Vi phật tự/ Thùy kỳ huyền sư đạo sĩ/ Bên này Thiên Trúc nọ Bồng Lai/ Đem cảnh thanh u đặt giữa trời/ Trang điểm đã nhờ ơn đạo sĩ/ Độ đời còn độ Đức Như Lai/ Mượn nền đá phẳng đề dăm bận/ Sẵn quả chuông kêu đấm mấy hồi/ Cảnh vị vị người, người lai lại/ Đã vô vi khéo cũng lôi thôi.

< Gian nan để lên đỉnh núi.

Sau khi thắp hương lễ Phật trên chùa Trầm, chúng tôi lại khám phá vẻ đẹp hiếm có của Chùa Long Tiên ngay bên cạnh. Đây thực sự là một ngôi chùa rất độc đáo: chùa trong động. Trong khoảng không gian rộng lớn nhất của động có bàn thờ phật và nhiều bức tượng các vị La hán ở xung quanh.

Điểm đặc biệt là các bức tượng này đều được tạc bằng đá tinh xảo, trường tồn qua hàng trăm nay qua. Khám phá động Long Tiên, du khách không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp long lanh của các nhũ đá, dòng nước ngầm tươi mát chảy từ trong núi mà người dân địa phương gọi là“bầu sữa mẹ”.

Nơi đây, Đài tiếng nói Việt Nam đã phát sóng đầu tiên, truyền lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch năm 1946. Đằng sau nơi tưởng niệm này chính là chùa Long Tiên.

< Lên tới đỉnh núi, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non hùng vĩ, chúng tôi cảm thấy thỏa lòng với những gì mình vừa trải qua.

Ngoài ra còn có một ngách động mà nhiều bạn trẻ hay gọi là “thung lũng tình yêu”, ngách hẹp, dài, ngoằn nghèo, trắc trở như những thử thách cho các đôi yêu nhau vượt qua.

< Leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, nhìn sang những núi mình vừa đi qua, thấy các bạn trẻ vẫn đang reo hò, hò hét ầm ĩ. Có lẽ đó là những cảm xúc bộc phát khi đứng giữa trời đất bao la, trước cảnh nước non hung vĩ…

Rời động Long Tiên, chúng tôi bắt đầu thử sức dẻo của đôi chân bằng cách leo lên đỉnh núi Tử Trầm. Khá mệt vì đường lên chỉ dựa vào các mỏm đá tự nhiên là chính. Nhưng khi lên tới đỉnh, phóng tầm mắt bao quát cả một vùng nước non hùng vĩ, ắt hẳn du khách sẽ cảm thấy thỏa lòng.

< Cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy con đường mòn nhỏ xuống núi. Chúng tôi lao như bay xuống với một cảm giác vui sướng, phấn khởi. Một cảm giác thật Yomost!

Thông tin thêm:

Đường đi: Xuôi theo hướng Hà Đông (quốc lộ số 6) tới đầu địa phận thị trấn Chúc Sơn (H. Chương Mỹ), qua một cây cầu nhỏ rẽ phải 2 km là vào tới núi Trầm.

< Xuống lưng chừng núi, chúng tôi bắt gặp 4,5 đôi uyên ương cũng đến núi Tử Trầm để chụp ảnh cưới. Có lẽ cảnh núi non hung vĩ, đẹp lạ kỳ ở đây khiến họ cũng như bao du khách không thể bỏ qua ngọn núi mà theo truyền thuyết từ xa xưa có một cây trầm hương cổ thụ, tỏa hương khắp vùng. 

Từ chùa Trầm, đi khoảng 2 km, bạn sẽ tới chùa Trăm gian, một điểm thăm quan cũng rất thú vị. Tại đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng ngôi chùa với 100 gian gỗ cổ kính, bạn sẽ được thưởng ngoạn cảnh sắc non nước hữu tình, khám phá nghề mây tre đan thủ công với các sản phẩm tinh sảo, đẹp mắt.

< Nhìn lại ngôi chùa cổ kính, chúng tôi ra về với tâm trạng vui vui, quyến luyến. Hẹn trở lại chùa Trầm vào mùa hoa gạo nở...

Vietnamtravelrates số 224 Thụy Khê - Tây Hồ - Hà Nội, Điện thoại: 0989898959 có tours đi thăm chùa Trầm, chùa Trăm gian (cách chùa Trầm 2 km) các ngày thứ 2,4,6 trong tuần với giá 135.000 đồng/người (đã bao gồm VAT và ăn trưa)
Bạn có thể mang sẵn đồ ăn, bạt trải để tự tổ chức một bữa picnic nho nhỏ.

- Tổng hợp từ Diễn đàn Du lịch, Baomoi