Cách cột đồ khi phượt bằng xe máy

Khi đi phượt, hành trang không thể thiếu là chiếc ba lô chứa hành lý và máy ảnh. Dĩ nhiên, hành lý của chính bạn không nên do nguyên nhân 'vì cho nhẹ' nên thiếu thốn mọi bề - Chí ít, nó cần có đủ những vật dụng hay thuốc men và bạn không bỏ qua trong ngày.

< Tripod: cái bao tripod được gắn bên hông và quàng dây sao cho chắc chắn.

Thứ đến là quần áo để thay đổi: có lẽ bạn không muốn mình sặt mùi mồ hôi hay dính đầy sình bùn khi mặc bộ đồ qua ngày thứ 2? Vậy nên chọn hành trang đem theo vừa đủ theo ý bạn, tránh không phải mua thêm quá nhiều thứ trên hành trình, tránh việc mang vác quá nặng vì thừa thải... Có lẽ nhiều bài viết trên đã nói về chuyện này, bạn hãy search và tham khảo thêm.

Bài viết chỉ giới thiệu với các bạn cách cột đồ khi đi phượt bằng xe máy, để cho những chuyến đi của chúng là luôn chất lượng, an toàn và có nhiều ảnh đẹp.

< Các bạn chú ý khoá mở tripod hướng về phía đuôi xe để khi đóng yên lại và gác balô lên thì nó được rút 1 cách cực nhanh để bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu.

Thú thật, chân máy ảnh là thứ mà  này... lười mang nhất do nó cồng kềnh, ít xài (lười). Vậy nhưng một lần nó phát huy tác dụng vượt trội khi mình... đuổi rắn trong rừng!

< Phần cột balô: sợi dây thun ràng này chỉ tốn có 10k và bạn thắt nó như thế này.

ĐGD: Bạn cũng có thể chọn loại dây thun ràng dẹp (bản 5cm), bản dẹp sẽ giúp thun bám và đàn hồi tốt hơn, giá chỉ 15k.

< Nếu balô nhỏ mà dư dây thì thắt thêm một nút đầu để cho dây ngắn lại nhưng khi mua: đừng mua dây ngắn vừa đủ nhé - thà dư còn hơn thiếu!

Ngay cả chuyện chụp hình: Trong những chuyến đi dài thời gian, khi cực nhọc vượt suối băng dốc - bạn bổng thấy cái máy ảnh chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nó... nặng nề làm sao ấy. Lúc này bổng nhiên lại thèm thuồng cái máy ảnh du lịch gọn nhẹ trong túi những bạn khác.

< Quàng 2 dây lên phía trước theo góc chéo 45 độ sao cho thật đều để trọng tâm cân bằng, mặt phẳng tiếp xúc dây với balô càng rộng thì càng khó bị nghiêng balô dẫn tới rớt xuống đường.

Nếu bạn xài thun ràng bản dẹp, đây sẽ là lúc sẽ phát huy lợi thế. Bản dẹp tiếp xúc nhiều, hành lý không thể nào rớt được.

< Khi dây kéo căng luôn nhớ rằng phải xoay người tránh bị tuột dây văng vào mắt nhé!

Thun đứt khi kéo căn, rất có thể nó búng vào mắt bạn đấy, tránh đừng để mình biến thành 'độc nhãn long'.

< Trong trường hợp nếu phải chở thêm người hoặc bạn không muốn mở dây khi đổ xăng thì nối 2 cây gỗ đàng sau như thế này: tuy hơi xấu nhưng người ngồi sau sẽ rất dễ chiụ vì chỗ rộng và có tựa lưng!

< Mua một bịch nilông loại lớn 20kg đủ để bọc balô dù trời mưa hay nắng thì áo quần cuả bạn sẽ luôn khô ráo và sạch, không bị bụi bẩn.

< Những túi xách nhỏ khác, ví dụ như túi chứa máy tính, phụ kiện máy ảnh... nếu có mang thêm thì cần những móc sắt loại chắc một chút để móc giỏ máy an toàn không bị rớt hoặc cướp giật.

< Riêng mình thì đơn giản hơn: do xử dụng túi treo xe nên công đoạn buộc hành lý không còn, chỉ quàng lên phía sau cho cân bằng là có thể lên đường.

Túi treo xe mình mua ở đường Ký Con (chừng khoảng đoạn này, giá cách nay hơn 1 năm là 150k). Vải may túi chắc chắn, có lớp chống thấm không sợ mưa nhỏ, nắp trên có dây kéo viền 2 bên: chỉ cần kéo 2 tấc là có thể lấy chai nước ra uống.

Túi rộng nên chứa rất nhiều đồ, đáy túi muốn vuông vắn thì nên cắt và lót bằng 2 miếng bìa lịch bloc hay nhựa cứng. Tránh để túi chạm vào bánh hay gắp sau bằng cách căng thun ràng nhỏ hay khung sắt (chế tùy theo xe hay gọng sắt luồn trong túi).
Chúc các bạn có những chuyến phượt hoàn hảo.

Theo forum Phuot.vn, bổ xung.