Lên Tây Bắc chơi Tó má lẹ.

Trong hành trình lên với vùng cao Tây Bắc, nếu được hòa mình vào một lễ hội truyền thống của các cộng đồng dân tộc nơi đây thì thực là một điều may mắn cho du khách.

< Tó Má Lẹ là một trò chơi truyền thống của người Thái ở Tây Bắc.

Đến với những lễ hội này, du khách không chỉ được khám phá những nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của cộng đồng, mà còn có cơ hội được tham gia những trò chơi dân gian độc đáo, có tính đồng đội và đòi hỏi sự khéo léo, dẻo dai...

< Người ta dùng chính quả của cây đó để dựng 1 hàng sau đó dùng quả khác ném đổ và gọi là trò Ném quả Má Lẹ (Tó Má Lẹ).

Với cái dáng cao dong dỏng và những nụ cười hút hồn, các cô gái Thái không chỉ khiến các chàng trai mê mẩn vì vẻ ngoài hấp dẫn mà còn bởi sự hồn nhiên, vô tư trong khi chơi trò Tó Má Lẹ.

< Mỗi lần chơi, Tó Má Lẹ có từ 3 đến 5 bàn tùy theo quy định của người tham gia chơi. Bàn đầu tiên là ném quả tròn sao cho đổ hàng quả được xếp trước đó.

Tó má lẹ theo tiếng Thái có nghĩa là đánh (hoặc chơi) má lẹ. Má lẹ là tên một loại quả rừng có vỏ cứng, tròn và dẹt như hình chiếc bánh giầy nhỏ. Trò chơi Tó má lẹ đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tham gia, nhưng phần đông người chơi vẫn là phụ nữ. Người ta dùng những quả má lẹ đã được mài bằng một cạnh để dựng lên trên sân chơi gọi là Cái. Những quả má lẹ còn nguyên hình tròn được dùng làm Con, dùng để đánh vào Cái.

< Bàn thứ 2, quả cái được đặt lên đùi, người chơi búng sao cho quả cái bay đi càng xa càng tốt. Nếu đổ được hàng quả dựng thì thắng.

Để chơi trò này, chỉ cần một bãi đất nhỏ, cũng có khi những người phụ nữ Thái bày má lẹ chơi ngay dưới gầm nhà sàn. Chơi trò này, ít nhất cần có 2 người, chia ra làm 2 đội. Nếu càng đông người thì trò chơi càng vui.

< Nếu quả cái vẫn chưa đến hàng quả dựng cần phải đánh đổ, người chơi được phép búng tiếp.

< Trong trường hợp nếu bạn không làm đổ được hàng quả dựng ở đích, bạn sẽ phải chơi lại màn đó.

Trò Tó má lẹ có luật chơi đơn giản, trên sân người ta kẻ ra 3 vạch. Vạch thứ nhất - vạch xuất phát được kẻ ở đầu sân là chỗ đứng của người chơi. Vạch thứ 2 là vạch để người chơi đánh dấu điểm đánh và đặt Cái. Vạch thứ 3 (vạch đánh) ở giữa vạch thứ nhất và vạch thứ 2, khoảng cách từ vạch đánh đến điểm đánh tùy vào khả năng của các đội chơi.

< Màn tiếp theo là đá quả sao cho đổ hàng quả dựng ở đích. Màn này yêu cầu người chơi phải đặt quả cái trên mũi chân. Sau vài bước nhảy, người chơi phải đá quả Má Lẹ bay đi và làm đổ quả ở đích.

Tó má lẹ có nhiều bước chơi nhưng thông thường người ta chơi theo 5 bước: Bước thứ nhất người chơi đặt má lẹ lên đầu gối, dùng ngón cái bật má lẹ sao cho trúng má lẹ đội bạn và bay đến đích hoặc quá đich theo thoả thuận; Bước thứ hai người chơi đúng ở vạch quy định tung má lẹ về phía hàng má lẹ đội bạn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để đánh.

< Ngoài các bàn cơ bản trên ra, người chơi cũng có thể đứng ở vạch ném đổ quả ở đích hoặc khó hơn là lăn quả cái sao cho nó chạy thẳng và làm đổ quả.

Bước thứ ba người chơi dùng tay búng má lẹ từ điểm đánh sao cho trúng má lẹ Cái của đội bạn; Bước thứ tư, đặt má lẹ lên mu bàn chân, vừa nhảy vừa dùng chân đánh má lẹ sao cho má lẹ bắn vào má lẹ đội bạn.

< Về cơ bản, trò chơi này khá giống trò đánh đáo của người Kinh khi quả cái và quả đích đều được làm bằng hình tròn và việc cần phải làm là cái này phải chạm được vào cái kia.

Bước cuối cùng người đánh tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, rồi từ vạch đánh dùng má lẹ của mình đánh cho trúng má lẹ đội bạn. Người nào, đội nào vượt qua được cả năm bước chơi trên sẽ thắng cuộc.

Trò Tó má lẹ của người Thái Tây Bắc cũng có những điểm khác nhau chút ít tùy theo từng địa phương, thôn bản. Tuy nhiên, Tó má lẹ vẫn có một điểm chung luôn thu hút người chơi trong các dịp lễ hội.

- Tổng hợp từ An Ninh Thủ Đô, Thể Thao Văn Hóa