Khám phá 7 đèo huyền thoại
< Chuẩn bị vượt con đèo đầu tiên là đèo Giàng.
Tuyến Quốc lộ 3 bắt đầu từ Hà Nội rồi chạy dài qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và kết thúc tại cửa khẩu Tà Nùng, thuộc huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Suốt chặng đường dài hơn 300km qua đèo Giàng, đèo Gió, đèo Ngân Sơn, đèo Cao Bắc, đèo Tài Hồ Sìn và đèo Mã Phục.
< Từ TP. Bắc Kạn đến Cao Bằng có độ dài 121 km trong đó phải vượt qua 5 con đèo 3 của Bắc Kạn và 2 của Cao Bằng. Riêng hướng đi của tôi sẽ vượt thêm 2 đèo nữa...
Ảnh bên là đỉnh đèo Giàng với khung cảnh đồi núi vùng cao mờ ảo.
< Sau một hồi cua và đổ đèo chúng tôi cũng đến đèo thứ 2 là đèo Gió. Đây là con đèo cao nhất trong 5 đèo đã kể đầu tiên.
< Ngay từ chân đèo đã là những đoạn cua chữ S liên tục, đoạn đèo này thường là nỗi lo ngại của những tay lái xe tải, xe công-te-nơ, rất nhiều xe bị chết máy, kẹt số phải dừng lại lưng đèo, chưa kể khá nhiều vụ lật xe cũng diễn ra tại đây. Còn riêng tôi thì ngồi sau tay lái lượn những đoạn cua như vậy thật là thích thú và cảm giác rất phiêu...
Nếu du khách đi từ Hà Nội theo tuyến Quốc lộ này lên thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng sẽ phải chia tay tuyến Quốc lộ này ở một địa điểm thuộc chân phía bên kia của con đèo huyền thoại mang tên Mã Phục, con đèo cuối cùng của tuyến Quốc lộ 3. Cái tên đèo đã gắn với một câu chuyện huyền sử của người dân tộc Tày ở vùng đất địa đầu Đông Bắc này.
Tích xưa kể lại rằng, giữa thế kỷ 11 có chàng trai người Tày tên là Nùng Chí Cao, con của một thủ lĩnh địa phương vốn rất thông minh và tài giỏi.
< Đèo Tài Hồ Sìn trong ngày nắng đẹp.
Khi giặc phương Bắc kéo xuống xâm lược bờ cõi, Nùng Chí Cao đã lãnh đạo nhân dân đứng lên dẹp giặc cứu nước, trả lại sự bình yên cho nhân dân vùng biên viễn. Khi bờ cõi đã yên, trong một lần cưỡi ngựa đi tuần tra biên giới trở về, Nùng Chí Cao băng qua một thung lũng rộng lớn. Khi đến giữa thung lũng thì thấy phía những đỉnh núi xa có mấy nàng tiên đang vẫy gọi. Chàng đã không dừng lại mà tiếp tục đi...
< Chân đèo Mã Phục.
Về đến địa phận thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ngày nay, gặp con đèo cao quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt, chiến mã của Nùng Chí Cao không thể đi tiếp được nữa liền khụyu xuống. Cái tên đèo Mã Phục (ngựa quỳ) cũng có từ ngày đó. Thung lũng nơi có nàng tiên vẫy gọi Nùng Chí Cao được nhân dân đặt tên là Lũng Riệc (nghĩa là thung lũng vẫy gọi), còn vùng dưới chân đèo Mã Phục được gọi là Lũng Rặp (thung lũng đón tiếp người anh hùng trở về).
< Cả một vùng rừng núi bao la nhìn từ đỉnh đèo Mã Phục.
Ngày nay, tuyến Quốc lộ 3 đi Cao Bằng đã trở thành một trong những cung đường huyền thoại của những bước chân khám phá. Tuyến đường 7 đèo huyền thoại ấy, những bước chân du khách sẽ được khám phá những gì tươi đẹp nhất của cả một vùng Đông Bắc.
< Đèo Khau Liêu.
Qua đèo Mã Phục, khi vừa xuống đến chân đèo rẽ trái sẽ đến với làng Tổng Cọt - nơi có cây đa già nổi tiếng hơn trăm tuổi và những phiên chợ trâu ngày chủ nhật, ghé thăm làng cổ Nà Ngắn, đến với cửa khẩu Trà Lĩnh.
Nếu đến Quảng Uyên rẽ trái ngược lên đèo Khau Liêu để đến Trùng Khánh, xuyên qua những rừng cây dẻ rì rào, tới thăm động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc kỳ vĩ trên dòng Quây Sơn xanh biếc. Tiếp tục hành trình tới Hạ Lang, điểm cuối của tỉnh Cao Bằng.
< Cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, Cao Bằng.
Còn nếu qua Quảng Uyên rẽ phải là đường đến cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, một cửa khẩu kinh tế sầm uất vào bậc nhất của vùng Đông Bắc. Còn như như rẽ trái ở ngã ba lưng đèo Khau Liêu, nơi có khu chợ nhỏ nổi tiếng với đặc sản thịt bò có chất lượng ngon hiếm có của cả nước, bước chân lãng du sẽ đến hồ Thang Hen, một hồ nước trong xanh lưng núi quanh năm soi bóng mây trời và những cá ngon đặc sản của đồng bào người Nùng, Tày ở các làng bản ven hồ.
Xem nguồn > - Nguồn 2
Theo An Ninh Thủ Đô + ảnh Phuot.vn cùng nhiều nguồn khác.
0 nhận xét: