Tục tắm tiên của người vùng cao
Thật khó tưởng tượng nổi khi trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi "tắc nặm" (vác nước), "pây áp nậm" (đi tắm suối)? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban. Người Thái rất coi trọng những nguồn nước xung quanh họ và coi đó như một sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp.
Con gái Thái rất kín đáo nhưng giỏi giang, nếu bạn lên Lai Châu sẽ gặp không ít các cô gái Thái lái máy cày làm đất trên cánh đồng Mường Thanh, hướng dẫn thăm hầm Ðờ Cát và giao dịch đổi ngoại tệ cho du khách ở sân bay Ðiện Biên Phủ.
Một hình ảnh rất ấn tượng khác đôi khi gặp là các cô gái Thái mặc đẹp đi lao động và vai trần, váy cạp lửng bầu vú khi về nhà. Dù đi xúc cá hay vác xẻng vạt bờ ruộng thì lúc về nhìn họ vẫn sạch sẽ tinh tươm, duyên dáng bởi suối mát đã đem lại sảng khoái và tôn lên vẻ đẹp của họ sau một buổi lao động.
Ðầu mỗi bản Mường ven lối mòn đều có ống bương dẫn nước từ khe suối và mỗi con suối đều có bến tắm riêng dành cho phụ nữ - không che chắn, nhưng có lẽ đã thành lệ: không có người đàn ông nào dám bước vào thế giới riêng dành cho phụ nữ. Trước đây lúc đi tắm, con gái Thái thường vác theo ống bương nước lá thơm để tráng người - bây giờ đã được thay thế bằng xà phòng thơm. Gái đẹp 3 miền
Vào chiều tà nóng nực dọc suối Nậm Lay - con suối từ Mường Tùng chảy dọc Mường Lay và thị xã Lai Châu thường hay gặp cô gái váy cuốn đội đỉnh đầu tắm tiên phơi mình trên dòng suối mát. Nếu bạn "vô tình" phải lội qua gần chỗ tắm, họ sẽ thả váy xuống dần theo mực nước - cạp váy lửng lên bờ.
Thật là tài tình, ngay từ những bước đầu tiên lội xuống dòng nước suối trong vắt, chiếc váy xoè dần được nâng lên theo nhịp chân bước. Nước dâng lên đến đâu, chiếc váy được vén dần lên đến đó cho đến khi toàn bộ cơ thể đều được dòng suối nhẹ nhàng bao bọc lấy thì váy áo sẽ nằm trên đỉnh đầu.
Dòng nước trong vắt chảy nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để khiến mặt suối lăn tăn gợn sóng như muốn ngăn những ánh mắt tò mò của những chàng trai bản vô tình đi ngang.
Có khi các cô gái có thể vừa tắm vừa trò chuyện với những người trai bản bơi lội trong mó nước gần đó mà không hề e sợ phơi lộ những bí mật tạo hóa ban tặng. Đến khi tắm xong, váy áo rất hiếm khi bị ướt mà cơ thể thì đã được tắm táp thoả thích trong dòng nước mát. Váy áo lại được thả dần xuống theo bước chân cô gái Thái lên và tới gần bờ thì trang phục đã gần như chu chỉnh hoàn toàn, váy được khéo léo cuốn lên ngang ngực.
Lúc này mái tóc mới được quan tâm đến, cô gái cúi gập người bên suối mà rũ tóc, quay tóc trong làn nước trong lành tinh khiết như pha lê. Sau này, khi làn sóng ăn mặc hiện đại tràn đến những thôn bản người Thái, họ vẫn giữ thói quen nguyên cả người xuống tắm chứ không một tòa thiên nhiên như những dân tộc khác quanh miền Tây Bắc.
Tắm tiên ở Tây bắc có lẽ là một nghệ thuật mà người con gái dân tộc Thái được học ngay từ khi bắt đầu biết khép nép thẹn thùng. Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa…
Nhiều áng văn thơ, ca khúc như: Tiễn dặn người yêu - (trường ca dân tộc Thái), Nhớ vợ, Em tắm, đều lấy bối cảnh sông suối để ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Thái. Bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi, dân tộc Thái, được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi:
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
Ở một nơi khác: người Thái ở Tú Lệ (Yên Bái) ngày nay vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống tắm hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và trở thành những nàng tiên giữa trời đất.
Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền trừng phạt.
Không chỉ ở Tây Bắc mà ở nhiều vùng cao khác, cả ở Tây nguyên: phụ nữ vẫn khỏa trần tắm suối sau buổi lao động cực nhọc trên rẫy. Ở nhiều nơi vào buổi chiều tà, hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn rồi hồn nhiên trút xiêm y như chốn không người. Các sơn nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích, đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh hoang sơ chập choạng trong bóng chiều tà... khiến dòng suối già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo. Nếu tình cờ xuất hiện người lạ, các sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước hoặc núp sau những tảng đá.
< Sự soi mói của những người thành thị...
Văn minh ngày nay đã vào tận những bản làng xa xôi hẻo lánh cộng với những ánh mắt tò mò của người miền xuôi khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh.
Mà cũng phải: người miền xuôi tò mò, trố mắt nhìn đăm đăm rồi chụp ảnh phổ biến trong cộng đồng kèm với những dòng bàn tán không mấy hay ho.
Chính cái sự quá đà này đã khiến người vùng cao ngày nay kín đáo hơn, tránh né hơn khi tắm tiên. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm dần.
Có lẽ tắm suối đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc cần bảo tồn. Suy cho cùng thì loại trừ suy nghĩ dung tục, có lẽ “tắm tiên” là phương pháp tốt nhất để con người hòa mình với thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất, ai tắm mà không phải khỏa thân?
Ở thành phố: người đông đúc, nhà san sát nhau nên trong một cắn hộ có đầy đủ các tiện nghi từ nhà vệ sinh, nhà bếp đến nhà tắm... thì giữa chốn rừng núi bao la ít người: nhà tắm là một con suối trong vắt chảy từ đỉnh cao khác gì một phòng tắm đầy đủ tiện nghi giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ?
< Tắm tiên không chỉ ở Tây bắc mà vẫn vòn ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...
Nếu trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng cao huyền thoại.
tổng hợp
Huyền thoại tắm tiên... (Phần 1)
Huyền thoại tắm tiên... (phần 2)
Hành trình đi tìm sơn nữ tắm tiên
Sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn: quá khứ đã xa?
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
Ở một nơi khác: người Thái ở Tú Lệ (Yên Bái) ngày nay vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống tắm hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và trở thành những nàng tiên giữa trời đất.
Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền trừng phạt.
Không chỉ ở Tây Bắc mà ở nhiều vùng cao khác, cả ở Tây nguyên: phụ nữ vẫn khỏa trần tắm suối sau buổi lao động cực nhọc trên rẫy. Ở nhiều nơi vào buổi chiều tà, hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn rồi hồn nhiên trút xiêm y như chốn không người. Các sơn nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích, đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh hoang sơ chập choạng trong bóng chiều tà... khiến dòng suối già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo. Nếu tình cờ xuất hiện người lạ, các sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước hoặc núp sau những tảng đá.
< Sự soi mói của những người thành thị...
Văn minh ngày nay đã vào tận những bản làng xa xôi hẻo lánh cộng với những ánh mắt tò mò của người miền xuôi khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh.
Mà cũng phải: người miền xuôi tò mò, trố mắt nhìn đăm đăm rồi chụp ảnh phổ biến trong cộng đồng kèm với những dòng bàn tán không mấy hay ho.
Chính cái sự quá đà này đã khiến người vùng cao ngày nay kín đáo hơn, tránh né hơn khi tắm tiên. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm dần.
Có lẽ tắm suối đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc cần bảo tồn. Suy cho cùng thì loại trừ suy nghĩ dung tục, có lẽ “tắm tiên” là phương pháp tốt nhất để con người hòa mình với thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất, ai tắm mà không phải khỏa thân?
Ở thành phố: người đông đúc, nhà san sát nhau nên trong một cắn hộ có đầy đủ các tiện nghi từ nhà vệ sinh, nhà bếp đến nhà tắm... thì giữa chốn rừng núi bao la ít người: nhà tắm là một con suối trong vắt chảy từ đỉnh cao khác gì một phòng tắm đầy đủ tiện nghi giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ?
< Tắm tiên không chỉ ở Tây bắc mà vẫn vòn ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...
Nếu trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng cao huyền thoại.
tổng hợp
Huyền thoại tắm tiên... (Phần 1)
Huyền thoại tắm tiên... (phần 2)
Hành trình đi tìm sơn nữ tắm tiên
Sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn: quá khứ đã xa?
0 nhận xét: