Vượt hai đảo về Long Hải (Phần 6)
< Chuyến trước lên chỉ ghé phía ngoài chơi còn lần này sẽ vào tham quan.
Người ta bảo, đến với Minh Đạm, không chỉ để thả hồn trở về quá khứ với những chiến tích oanh liệt mà còn “thanh thản” với không gian bao la của rừng, của núi và của những cơn gió khơi xa thổi vào từ bãi tắm Thùy Dương...
< Gặp nguyên nhóm CA ngồi phía trước, chổ giữ xe. Waoh, biết mình lên nên hộ tống kỹ dữ nghen, he he...
Đây là cổng trên, không bán vé - cứ tự nhiên vô.
Minh Đạm trước kia còn có tên gọi là Châu Long - Châu Viên. Năm 1948 đổi tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của 2 ông Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ huyện Long Điền hy sinh tại đây.
< Những cấu trúc mái cong vút khá đẹp.
Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vi trí chiến lược quan trọng, địa hình hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tỉnh ủy Bà Rịa - Long Khánh đã xây dựng tại.
< Nội thất bên trong, mát rượi.
Đây căn cứ kháng chiến. Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trưởng thành, thắp sáng niêm tin thắng lợi trong nhân dân.
< Bên ngoài là những lối đi quanh co, lát đá.
Toàn bộ căn cứ bao gồm bốn khu vực chính:
+ Khu Đá chẻ:
Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo tên của đơn vị đóng quân tại đó như : hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y, hang Quân giới và hang Tuyên huấn.
< Phần đền Tưởng niệm.
+ Khu chùa Giếng Gạch:
Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã. Bị phá hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.
< Do được chăm chút nhiều nên trông mới keng, thiếu rêu phong...
+ Khu Châu Viên:
Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 - 1964.
< Một lối đi lên cao...
+ Khu Đá Giăng:
Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hâu như không còn.
Khu căn cứ Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993.
< Trên đó có đường mòn lên đỉnh núi - đi được một đoạn thì "nửa kia" đòi trở ra vì... quá vắng!
Ke ke, trước tới giờ đi phượt cũng toàn chổ vắng, chổ không ai tới không mà - sao giờ lại "sợ ma" chứ?
< Lối xuống mình rẽ nhánh khác...
Đến với khu căn cứ Minh Đạm, ngoài việc tìm hiểu về một thời kỳ lịch sử oanh liệt và những tấm gương anh dũng đáng ca ngợi, du khách còn được tham quan nhiều nơi lý thú, đặt chân vào những hang đá xưa kia từng là nơi làm việc, sinh hoạt của cán bộ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu.
< Xuống chổ này - có nhiều ghế đá ngồi nghỉ chân.
Những con đường khúc khuỷu, những hang đá chông chênh, vách đá dựng đứng nằm dưới rừng cây và cả những bộ bàn ghế bằng đá sẽ mang lại bao cảm xúc hồi hộp khó tả...
< Đây là phần mộ Hải Bình Bảo tạng Tổ sư.
Những viền rào bao quanh bằng đá nguyên khối đẽo ra đó bạn.
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng tục danh Lê Chí, sinh năm Mậu dần (1818) tại Phú Yên. Ngài là đệ tử của hòa thượng Sơn Nhân Tánh Thông giác ngộ núi Long Sơn chùa Bát Nhã (Phú Yên) - Phái Thiền Lâm Tế đời 40 chí phái Liễu Quán, cầu pháp với hòa thượng Tế Giác Quảng Châu hiệu là Liễu Minh Đức Tạng.
< Bia bài vị.
Trên con đường hoành hóa về phương nam, hai vị tổ sư Bảo Chơn và Bảo Thanh là đồng tăng pháp lữ của ngài. Các ngôi tự viện thuộc danh thắng cảnh do ngài sáng lập như chùa Thạch Sơn, Linh Sơn Trường Thọ (Bình Thuận), chùa Long Quang, chùa Bử Long, chùa Long Bàn, chùa Châu Viên, chùa Ngọc Tuyền (BRVT)...v.v.
Ngài viên tịch vào giờ Dần ngày 25-5 năm Nhâm Thân (1872). Nhục thân được an trí tại Bửu tháp - Hiện nay là khuôn viên Đền thờ Liệt sĩ huyện Đất đỏ, núi Minh Đạm - Khu di tích lịch sử quốc gia...
< Lối quanh co đi xuống.
Xuống rồi, lấy xe trở ra. Lúc này mới biết tại sao CA ngồi cả nhóm: thì ra có khách VIP nào đó lên tham quan. Mô tô hộ tống cả đoàn xe lũ lượt kéo vào, có cả đài tuyền hình BRVT. Dzị là hổng phải "hộ tống" mình, he he...
Đi chơi không "tiền hô, hậu ủng" như bọn mình coi bộ sướng và thoài mái hơn nhỉ!
< Sau lúc nghỉ trưa thì bọn này hướng xe về Vũng Tàu qua cầu Cửa Lấp.
Về à? Chưa đâu, bọn mình muốn ghé lại mũi Nghinh Phong và Chí Linh...
Nơi đây có một vài kỷ niệm thuở ấu thơ và thời trai trẻ...
< Cầu Cửa Lấp. Chính nhờ cầu này mà từ Long Hải qua Vũng Tàu rất gần.
Lúc qua Vũng Tàu thì trời chi gió nhẹ còn lúc về gió mạnh khủng khiếp, thậm chí có lúc gió muốn xô ngã cả xe mình kia! Gió mửng này thì chắc chắn xe đạp không thể chạy nổi.
< QL51C khúc trong địa phận TP Vũng Tàu, bạn nhận ra không?
Đường xá thành phố biển sau này thiệt bá cháy vì Vũng Tàu là một TP phát triển nóng trong tam giác phát triển phía Nam.
< Làng du lịch Chí Linh. Ngày xưa nơi này là rừng dương Chí Linh bạt ngàn. Bây giờ thì gần "sạch sẽ" hết rồi.
< Phía trước là cổng sân golf Paradise Vũng Tàu, chốn dành cho các đại gia. Dân mình phải tự hào vì là nước có nhiều sân gôn nhất thế giới tính theo đầu người.
< Bùng binh Đài Liệt sĩ.
< Bọn mình thẳng tiến rồi quẹo trái ra đường Thùy Vân, đường chạy dọc theo bãi Sau.
Thưở mình còn bé thì nơi đây là đồi cát và cát, mênh mông...
< Chỏm núi mũi Nghinh Phong phía trước, trên có tượng chúa Jesus dang tay ban phước lành. Mình có một kỷ niệm tại nơi này, cách hơn 25 năm về trước.
< Dốc lên Nghinh Phong: lúc này gió rất mạnh... nhưng chưa thấm gì khi lên tới đỉnh dốc.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần cuối
-
0 nhận xét: