Hương nhang Bình Đức
< Nhang phơi trông như những cánh hoa...
Nghe quen lắm cái mùi hương thời gian, cái mùi thoang thoảng ngày cuối năm đưa ông Táo về trời. Cái mùi để tống cựu nghinh tân đón ông bà, tổ tiên về quây quần cùng con cháu trong ngày cuối năm. Cái mùi đã theo con người suốt cả ngàn đời, buồn - vui lẫn lộn...
Nhang đối với người phương đông là sinh họat tín ngưỡng. Nhưng không phải lọai nào cũng được ưa chuộng. Đi trên Quốc lộ 91 (từ Long Xuyên về Châu Đốc), làng sản xuất nhang Bình Đức (phường Bình Đức, TP Long Xuyên) bắt đầu từ hai bên chân cầu Cần Say bắc qua rạch cùng tên - nối liền Quốc lộ, chạy dài cho tới cuối ngọn con rạch.
< Xe nhang.
Cư dân địa phương nói rằng vào khoảng cuối những năm 1940 có một nhóm di dân về vùng này đem theo nghiệp se nhang. Có giả thiết nói, những dân di này đã học được nghề làm nhang từ TP HCM. Lúc đầu mới tới định cư tại Bình Đức chỉ vài ba hộ biết nghiệp này nên lao động theo nghề lúc đó chỉ trên dưới 30.
Đặc điểm của vùng hành lang Thất Sơn này là nhiều đền chùa với chuỗi lễ hội liên tiếp nhau trong năm... nên nhang ở Bình Đức làm ra bao nhiêu đều bán hết. Dần dần số nhân công học được nghề bắt đầu mở cơ sở sản xuất riêng.
< Phơi nhang.
Từ người làm công trở thành ông bà chủ, hộ làm nhang phát triển nhiều thêm nhưng chỉ hoạt động bán thời gian (khi đã hoàn tất công việc đồng áng). Đầu những năm 90, ở Bình Đức có khoảng 50% hộ dân đang cư trú chuyển sang nghề làm nhang chuyên nghiệp.
Ông Phan Văn Ghi, chủ một cơ sở sản xuất nhang cho biết: Sản phẩm của nghề nhang Bình Đức là các loại nhang cây: Nhang trầm, nhang se, nhang sóc, nhang thơm, nhang nêu nhiều kích cỡ khác nhau: ngắn dài, to nhỏ... tuỳ yêu cầu. Mùa sản xuất đông ken là vào các đợt chuẩn bị lễ hội, tết Nguyên Đán. Đến Bình Đức vào các mùa sản xuất tập trung, Nhang phơi giăng ngập từ góc sân đến lề đường. Lúc này, với sự khéo léo của đôi tay người thợ phơi nhang, nhìn từ trên cao làng nhang Bình Đức giống như một rừng hoa “tiểu thủ công nghiệp” lúc nào cũng ngát thơm.
Hơn 60 năm hình thành và phát triển, chất lượng sản phẩm không thua kém các sản phẩm cùng loại.
< Đóng gói.
Tuy nhiên, làng nhang Bình Đức vẫn phải “khoác” cho sản phẩm của mình những thương hiệu khác theo yêu cầu của phía đặt hàng. Điều này đồng nghĩa với việc những chủ nhân của các cơ sở se nhang vẫn cứ phải làm thuê cho các thương hiệu khác. Rồi mùa vắng đơn đặt hàng, làng nghề nhang Bình Đức phải ngậm ngùi đưa ra thị trường một thứ sản phẩm không tên tuổi. Hai năm trước, đã có 8 hộ sản xuất nhang ở làng nghề này tổ chức liên kết lại thành tổ hợp tác sản xuất.
< Thành phẩm.
Xây dựng logo, lập thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho nhang Bình Đức và chờ được công nhận thì làng nhang Bình Đức mới thoát kiếp gia công. Hiện tại, cả phường Bình Đức (TP Long Xuyên) có 231 hộ sống bằng nghề se nhang, chiếm 62% dân cư dân toàn phường. Bình quân mỗi hộ sản xuất có từ 5 – 10 lao động. Năng lực sản xuất bình quân hàng năm 300 muôn/hộ (1 muôn = 10.000 cây). Các công đoạn sản xuất đều hoàn toàn bằng thủ công. Sản phẩm gồm các loại: Nhang trầm bột tùng (loại 33 - 40 – 50 cm); nhang bột áo vàng thường (40 cm).
Sản phẩm làm ra được vận chuyển âm thầm, giao cho các mối ăn hàng nhiều nơi thuộc Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. 10% sản phẩm của làng nghề Bình Đức còn được xuất khẩu sang Campuchia. Cũng âm thầm, lặng lẽ và khóac nhờ áo của những thương hiệu bạn. Mong muốn lớn nhất của làng nghề này là có thương hiệu riêng cho sản phẩm. Tồn tại đã lâu, nhưng bậy giờ mới nghĩ tới.
- Tổng hợp từ Danviet
chỉ cần đi với north vietnam motorbike tours Loop Bike Tours thì trãi nghiệm du lịch của bạn sẽ được nâng tầm
Trả lờiXóa