Núi Đất: Một di tích đẹp ở Long An
< Hồ Núi Đất.
Từ thị xã Tân An (Long An) đi theo tỉnh lộ 49 khoảng 65 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, rẽ trái chừng 500m là gặp Núi Đất. Chưa tới nơi mà gió núi đã phả vào mặt mát lạnh.
Vào những năm 1957 đến 1960, cùng với việc chấn chỉnh địa lý hành chính và xây dựng tỉnh lỵ Kiến Tường ở Mộc Hóa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt tù chính trị đào đất xung quanh khu vực này đắp thành những ngọn giả sơn (núi giả).
Để đến được Núi Đất, từ thị xã Tân An (Long An) có ngã ba Bưu Điện, rẽ phải theo Tỉnh lộ 49 khoảng 65 km đến thị trấn Mộc Hóa, gặp ngã tư Biên Phòng, quẹo trái chừng 500 m là tới nơi.
< Đường lên chùa Núi Đất trong ngày lễ Vu Lan.
Nếu chưa một lần đến miền biên ải Mộc Hóa, ít ai có thể hình dung nơi vùng đất còn nghèo khó này lại có một khu du lịch khá đẹp như vậy (rất tiếc là ngành du lịch chưa đầu tư đúng mức).
Càng thú vị hơn sau một chặng đường dài du khách đã thấm mệt, khi đến đây được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát dịu. Leo lên đỉnh núi gió phả vào mặt, cảm giác miên man khó tả.
Từ xa nhìn đến, Núi Đất như hòn non bộ khổng lồ nổi lên giữa một hồ nước trong xanh, êm đềm, khá đẹp và thơ mộng. Nối liền Núi Đất với bờ là chiếc cầu bằng xi măng cách điệu uốn cong, mềm mại.
Khu Núi Đất chia làm ba tiểu đảo: Tiểu đảo 1 có núi lớn cao khoảng 10 m, núi nhỏ cao 5 m với nhiều tảng đá ong rêu phong theo thời gian, xen lẫn trong những cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi, có đường lên xuống bằng các bậc đá. Xung quanh núi là những lối đi bằng đất được kè đá men theo mép nước đảm bảo độ an toàn cho khách du ngoạn.
Tiểu đảo 2 là một ngọn núi nhỏ cũng được đắp bằng đất nối liền với tiểu đảo 1 bằng cây cầu dài nhỏ. Tiểu đảo 3 nằm phía bên trái hồ sen, được tạo dáng như hòn non bộ bằng đá trồng hai cây bồ đề phủ lên...
Trong lòng hồ còn có hai nhà thủy tạ để du khách ngồi hóng mát, trò chuyện... Trên bờ là hệ thống nhà làm việc, nhà tiếp khách, nhà hàng ăn uống, khu trồng hoa kiểng, nuôi chim thú...
- Báo Bình Dương, ảnh sưu tầm
0 nhận xét: