Trekking lên đinh Phu Song Sung (P1)
< Đỉnh Phu Song Sung đã hiển hiện trước mặt kia rồi...
Phu Song Sung (một cái tên hài hước hơn là Fang Xong Zông) là tên một dãy núi nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ ở Tây Bắc Việt Nam có đỉnh là Tà Chì Nhù cao 2.985m (hai dãy núi còn lại là Bạch Mộc Lương Tử có đỉnh cao 2.998m và dãy Phan Xi Păng có đỉnh 3.143m cao nhất Đông Dương).
< Lộ trình đường lên đinh Phu Song Sung.
Người H’Mông ở Bản Xà Hồ dưới chân núi vẫn gọi đỉnh này là Chung Chua Nhà – nghĩa là Đỉnh núi có nhiều kim loại. Hiện nay, tại độ cao 1.700m nơi đoàn chúng tôi xuất phát leo đỉnh đã có một công ty của Trung Quốc lập khu lán trại ở đây để thuê người dân tộc H’Mông khai thác quặng Chì dọc theo con suối lớn đổ xuống từ đỉnh núi.
< Biển mây trên đỉnh Phu Song Sung.
Phu Song Sung theo số liệu Quốc gia năm 2009 (4.gif) có đỉnh trên bản đồ tên là Tà Chì Nhù cao 2.985m so với mực nước biển, hiện tạm tính là cao thứ 6 của Việt Nam, dãy núi này nằm phía tây Yên Bái gối đầu lên thượng nguồn sông Đà và giáp mặt với Sơn La về hướng Tây Nam cùng Lai Châu trên đầu Tây Bắc.
Là một trong những đỉnh cao nhất Đông Dương và cũng mới có rất ít nhóm leo thành công nên trước, trong và sau chuyến đi, tất cả mọi người không thoát khỏi cảm giác hồi hộp, sung sướng, thậm chí ngay cả lúc về đến nhà với đôi chân ê ẩm và phồng rộp nhiều chỗ; nhưng vẫn không quên chuẩn bị thật kỹ càng, đầy đủ đồ nghề leo núi và quan trọng nhất là sức khỏe cho chuyến đi này.
< Dừng chân ngay cầu Trạm Tấu để chờ đồng đội vào chợ mua gà, thuê thịt mang lên núi để nướng.
Đồ nghề cho một chuyến đi leo núi thông thường là: Balo trekking loại tốt từ 55-60lít trở lên, quần áo khăn mũ ấm đầy đủ vì đang vào mùa đông trên núi khá lạnh, nhiệt độ thông thường từ 5-10 độ C, giày leo núi loại tốt (có thể dùng giày bộ đội), áo gió, áo mưa mỏng,đèn pin (cực kỳ quan trọng), bản đồ, lịch trình, dao găm, bật lửa, dây thừng dài, điện thoại và máy ảnh nên có túi nilông nhỏ để phòng hơi ẩm, đồ vệ sinh cá nhân, đồ ăn nhiều năng lượng như đường Glucose, sôcôla thanh, chai nước nhỏ…
< Mở đầu chuyến đi là món "sườn ốp pô", món này được chén sạch bách khi đoàn đến Thanh Sơn, cách HN 100km trong khi dừng xe để đổ xăng và kiểm tra một chiếc xe có dấu hiệu về phanh.
Trước khi đi, các bạn cũng không nên quên bảo dưỡng chiếc xe máy thân yêu của mình cho thật tốt và mang theo đủ giấy tờ đăng ký, bảo hiểm, bằng lái xe máy nhé.
< Sản phẩm ra lò: thơm nức mũi!
Quãng đường 260km từ Hà Nội đến bản Xà Hồ thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái được trải nhựa khá đẹp, chúng tôi đã gặp may mắn suốt cả chuyến đi do gặp thời tiết khô ráo, nắng vàng rực cả đỉnh Chung Chua Nhà từ xa đến cả mấy chục km vẫn thấy làm xua tan bao mệt mỏi của cả nhóm.
< Người dân ở Trạm Tấu rất thân thiện và hiếu khách, quanh nhà trồng đầy dã quỳ, nhưng cuối tháng 12 nên hoa chỉ còn lác đác.
Sau khi vào UBND bản Xà Hồ trình giấy giới thiệu, chúng tôi cũng không quên qua nhà anh công an xã để báo cáo và trình danh sách đoàn leo. Mọi thủ tục rất thuận lợi và nhanh chóng, kể cả việc tìm, thỏa thuận giá cả thuê hai anh guide người H’Mông biết đường leo và gùi đồ ăn chung cho cả đoàn mất có chừng 1 tiếng đồng hồ.
Đúng 1h chiều, sau khi ăn bánh mì với thịt hộp vội vã, đoàn chúng tôi xuất phát lên Mỏ Chì ở độ cao 1.700m để gửi xe và bỏ lại những đồ dùng không cần thiết.
Chỗ này là chân núi Tà Chì Nhù 2.985m, có một công ty Trung Quốc thầu toàn bộ khu vực này, thuê nhân công người H'Mông đào quặng - nghe anh guide nói họ trả lương 10tr/tháng.
Người trong công ty TQ rất khó chịu khi có người VN vào nên đoàn phải gửi xe và đồ đạc thừa tại bãi đất trống trước cửa trại. Thời tiết vẫn rất mù mịt, đồ đạc thừa ko cần thiết được bó chặt trên xe máy và phủ áo mưa lên trên tránh ướt.
Quãng đường 5km từ bản Xà Hồ vào chân núi Phu Song Sung xấu đến mức nếu trời mưa, chắc cũng phải mất ít nhất 1 tiếng đồng hồ để vượt qua.
Dọc con đường độc đạo thẳng đứng lên đỉnh núi, cứ khoảng 30 phút cả đoàn lại ngồi nghỉ và ngắm cảnh vật hoang sơ hùng vĩ nơi miền rừng Tây Bắc, được ăn một thứ quả rừng theo lời anh Dua người H’Mông giới thiệu là quả kí-ninh, cùi dày và trắng, chống được sốt rét rừng và giải khát rất tốt, khi ăn cảm giác gần như quả sấu ở Hà Nội vậy.
< Tại điểm dừng chân 1.450m, đỉnh núi Chung Chua Nhà đột nhiên ló hiện ra khỏi mây, vàng rực trên nền trời xanh khiến tất cả mọi người hò reo sung sướng, quên đi bao mệt mỏi để tiếp tục leo lên.
Cả buổi chiều leo núi theo con đường mòn đầy những vệt đất dài trơn do thân gỗ Pơ-mu để lại, tôi cố dõi mắt tìm rừng cây cổ thụ năm nào mà theo lời bậc tiền bối lão làng Du Già nhắc đến, nhưng hỡi ôi, còn xót lại chỉ là những gốc cây to đến 3-4 người ôm không hết.
Nghỉ đêm tại một khe núi nằm trên độ cao 2.700m, nơi có dòng suối chảy qua và mặt đất sau khi được dùng xẻng san phẳng đã có thể tạm cắm được 5 cái trại cho cả ba đoàn leo núi, nhìn lên đỉnh núi không còn xa vằng vặc trong ánh trăng sáng rực rỡ và bầu trời đầy sao, cảm giác thật mênh mông vô định.
< Lên đến độ cao 1.800m tầm 4h chiều, biển mây bắt đầu vần vũ dưới chân đẹp ko thể tả được
Chuyến này gặp biển mây lớn chưa từng thấy, có lẽ nhờ yếu tố thời tiết thuận lợi, trời lạnh, hơi ẩm nhiều nhưng lại có nắng nóng trên cao nên mây vần vũ quần tụ ngập các thung lũng lừng chừng các dãy núi Phu Song Sung, Tà Xùa, Tang Là...
< Chú ý là ở đây không làm du lịch, thế nên mọi vật dụng sinh hoạt như lều trại phải mang. Nguồn nước trên núi cũng không có nên cũng cần chuẩn bị.
Ngoài cửa, gió rít lên từng hồi như muốn giật tung cả những chiếc lều mong manh, gió lạnh đuổi những tâm hồn thích lang thang nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau một buổi chiều đầy mệt mỏi của đôi chân và cơ thể.
Còn tiếp phần 2
Đỉnh Phu Song Sung là đây! (P 2)
- Theo forum Phuot.com
0 nhận xét: