Mất rồi, một Hạ Long cạn…
< Một trong những cụm núi đá ở huyện Thủy Nguyên.
Là huyện có cấu trúc địa hình phức tạp, ở vào vị trí chuyển tiếp của hai vùng tự nhiên: đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Đông Bắc tạo cho Thủy Nguyên sự đa dạng về cảnh quan. Trong đó, đặc biệt có ý nghĩa là khu vực núi đá vôi trên các đầm hồ ven sông Bạch Đằng kéo dài từ Trại Sơn, Doãn Lại đến khu vực Minh Tân, Minh Đức với diện tích 953 ha.
< Những ngọn núi đẹp như vịnh Hạ Long đang bị phá để lấy nguyên liệu chế biến xi măng.
Đây được xem là “Hạ Long cạn” của Thủy Nguyên với cảnh quan đẹp, kết hợp với khí hậu trong lành nên kiểu địa hình này đặc biệt có ưu thế cho phát triển du lịch.
< “Hạ Long cạn” vào mùa lúa chín.
Đáng kể nhất là hệ thống hang động tự nhiên như: hang Vua, hang Áng Vải, hang Thành Ủy (xã Minh Tân); hang Luồn (xã Gia Đức); hang Tuần Tra, hang Lương, hang Bàn Giao (xã Gia Minh); Hang Đốc Tít, Động Cửa Vua, Hang Huyện Ủy, Hang Công An, Hang Thung Thóc (xã An Sơn)…
< Phong cảnh trữ tình này sắp biến mất?
Nếu được sự quan tâm đầu tư đúng hướng, trong tương lai đây sẽ trở thành những nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng cho sự phát triển của du lịch Thủy Nguyên (đặc biệt phù hợp với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch leo núi…).
< Vẻ đẹp của “Hạ Long cạn” thu hút nhiều nhà nhiếp ảnh.
Vậy nhưng từ nhiều năm nay, thay vì tôn tạo phong cảnh để khai thác du lịch như nhiều địa phương khác, TP Hải Phòng lại cho xây dựng các nhà máy xi măng và mỏ khai thác đá.
< Ở xã An Sơn, người ta đang phá núi để lấy đá xây dựng.
Bắt đầu từ liên doanh xi măng ChinFon được cấp phép ngay tại di chỉ khảo cổ Tràng Kênh năm 1992, mười năm sau (2002), đến lượt nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) được xây dựng.
Hiện tại, trên đường về khu vực này, còn thấy biển hiệu của hàng chục dự án xi măng chuẩn bị ra đời, báo hiệu "một Hạ Long cạn" trải dài trên các xã, thị trấn như Minh Đức, Minh Tân, Lại Xuân và An Sơn sắp bị xóa sổ.
- Tổng hợp từ báo Thanhnien, VPTH
0 nhận xét: