Thử tay lái trên một trong 'Tứ đại đèo' của Việt Nam
< Phía xa là biển mây trên thung lũng.
Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hoặc đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian, chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2.000m này.
Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D và giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam - gần 50km.
< Đường lên Ngải Thầu, Y Tý , Lào Cai thực sự nguy nan trong mùa mưa. Con đường hiện đang được xây dựng, với 15km đường đất trong diện dễ bị sạt lở, khiến việc đi lại dù là trong mùa khô cũng vất vả.
< Một khúc cua đẹp lên Ngải Thầu.
Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo từng mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc".
< Đường về Dền Sáng, Lào Cai. Con đường quanh co trên thửa ruộng. Tháng 9 là thời gian lý tưởng cho các “tay săn lúa”.
Đỉnh đèo Ô Quy Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.
< Đường về La Phán Tẩn.
< Những khúc cua không mấy xa lạ trên Tây Bắc.
< Những con đường chìm trong hoa, đường lên Mộc Châu, Sơn La.
Con đèo Ô Quy Hồ trước kia khi chưa được làm rất hiểm trở, lại chứa đựng nhiều câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người khiến ít người dám qua lại nơi này.
Tuy nhiên, hiện nay, tuyến đường đèo được nâng cấp tốt, trở thành một cung đường xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, nhiều người chọn cách đáp tàu hỏa lên Lào Cai rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quy Hồ.
Mặc dù vậy, với một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quy Hồ vẫn là một thử thách đối với các tài xế đường dài.
- Theo Zing
0 nhận xét: