Nhà cũ của ông Thiệu sẽ trở thành điểm du lịch
< Ngôi nhà của phụ mẫu thân sinh ra ông Nguyễn Văn Thiệu nằm trong một ngõ nhỏ, quanh co giữa làng chài thôn Tri Thuỷ, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Theo lời kể của người dân địa phương, ông Thiệu là người rất mê tín. Tháng 3/1971, sau khi đắc cử ghế Tổng thống Sài Gòn, ông Thiệu đã đưa vợ con về thắp hương mộ tổ, gom mồ mả của dòng họ... để tạ ơn tổ tiên...
< Bên tay trái của căn nhà có ngọn núi nhỏ, dưới chân núi có chùa và sóng nước, khá đẹp.
... Đồng thời, vợ chồng ông cho sửa sang chùa Trùng Sơn trên đỉnh núi và Văn Thánh miếu ở lưng chừng núi Đá Chồng nằm giữa hai xã Khánh Hải và Văn Hải.
Trên núi Đá Chồng có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn đặt tên là núi Mặt Quỷ. Cách núi Mặt Quỷ khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc núi Đá Chồng, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, màu đất sét, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giông giống như cái dao, nên được gọi tên là hòn Đá Dao, các thầy phán là “yểm mệnh” của Thiệu.
< Núi mặt quỷ ở Ninh Hải, Ninh Thuận.
Dân xứ này có câu nói “Mặt Quỷ kỵ Đá Dao” và cho rằng sở dĩ Nguyễn Văn Thiệu thăng quan, tiến chức, phát quang lộ mặc dù nhà gần chân núi Mặt Quỷ là nhờ hòn Đá Dao.
Tin lời các quân sư “chiêm tinh gia” nên nhân chuyến hồi hương vinh quy bái tổ, vợ chồng Thiệu mang theo các sư phụ cao nhân về để trấn, yểm giữ long mạch núi Đá Chồng để bảo vệ linh khí cho Thiệu về sau.
< Theo lời kể của một số người dân trong làng, hồi nhỏ ông Thiệu và bạn bè đi học qua con sông này bằng đò rất vất vả, nên luôn mơ ước có cây cây cầu cho trẻ em đi học dễ dàng. Sau khi lên làm Tổng thống, ông liền cho làm một cây cầu bê tông thay cho bến đò. Do năm tháng, cầu cũ đã xuống cấp nên mới đây Nhà nước đã làm cây cầu mới bên cạnh cầu cũ.
< Gian giữa của căn nhà có treo bức hoành phi "Đức Lưu Quang".
Để "yếm" long mạch ngay phía trước mặt hai tảng Đá Dao và Mặt Quỷ, ông Thiệu lệnh cho tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận điều một trung đội công binh gấp rút xây lại Văn Thánh miếu thành 3 ngôi nhà lớn tạo hình chữ Công, án chóp phía bắc núi Đá Chồng, sau đó làm gấp một con đường trải nhựa chạy thành hình vòng cung từ dưới tỉnh lộ lên đến Văn Thánh miếu. Công trình hoàn tất, một trung đội biệt động quân đã được điều về để ngày đêm bảo vệ.
Âm dương bài bố đầy đủ, Nguyễn Văn Thiệu và vợ là bà Nguyễn Thị Mai Anh yên tâm, ngủ ngon và tin tưởng đến mức gửi trọn tiền đồ quốc gia cho những lời phán truyền sấp ngửa. Thế nhưng, đến đầu năm 1975, khi quân Giải phóng đã đánh chiếm tỉnh Phước Long thì vận mệnh ông Nguyễn Văn Thiệu cũng đến lúc tàn.
< Nhà nghỉ mát của Tổng thống Thiệu trên bãi biển Ninh Chữ.
Ông Nguyễn Văn Thiệu sinh tại làng Tri Thuỷ, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (nay là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), làm tổng thống chính phủ Việt Nam Cộng hoà (VNCH), tại miền Nam Việt Nam từ năm 1967 – 1975. Sau đó ông cùng gia đình sống lưu vong ở nước ngoài và qua đời tại thành phố Boston, bang Massachusetts (Hoa Kỳ). Ngôi nhà cũ của gia đình ông Nguyễn Văn Thiệu tại khu vực bãi biển ở huyện Ninh Hải vốn là nơi để ông và gia đình nghỉ mát mỗi khi ông về quê.
Ngoài căn nhà của ông Nguyễn Văn Thiệu, UBND huyện Ninh Hải sẽ định hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến hai căn nhà của quan chức chế độ cũ khác là ông Hoàng Đức Nhã và Trần Đình Thống tại huyện Ninh Hải. Dự định bố trí sử dụng làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng dân cư địa phương.
- Tổng hợp theo báo Đất Việt, Sài Gòn tiếp thị
0 nhận xét: