Đắm say trước vẻ đẹp của san hô biển Đông
< Ở vùng biển của Việt Nam, san hô trúc (Isis hippuris) chỉ hiện diện tại quần đảo Trường Sa. Loài san hô quý hiếm này có hình thù khá kỳ ảo với màu vàng hoặc đỏ tươi.
Biển Đông của Việt Nam là một miền đất hứa của những cánh rừng muôn màu ấy. Theo các nhà khoa học, với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau, hệ san hô của biển Việt Nam hoàn toàn có thể sánh với những vùng san hô đa dạng nhất của thế giới.
< San hô lỗ đỉnh xù xì (Acropora aspera) cũng có hình thù khá lạ mắt, phân bố ở các vùng biển Hạ Long, Cô Tô, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, đảo Lý Sơn, vịnh Nha Trang, quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam.
Tuy vậy, tình trạng khai thác san hô bừa bãi để làm nguyên liệu chế tác đồ mỹ nghệ, phục vụ thị trường sinh vật cảnh, thậm chí là để sản xuất xi măng đã khiến nguồn tài nguyên này của Việt Nam ngày càng suy kiệt, sự tồn tại của nhiều rạn san hô đứng trước thách thức sống còn.
< Cùng họ và cùng địa điểm phân bố với san hô lỗ đỉnh xù xì, nhưng san hô lỗ đỉnh au-te (Acropora austera) có màu sắc tươi tắn hơn.
< Sắc tím dịu dàng rất thích hợp với vẻ mềm mại của san hô lỗ đỉnh hạt (Acropora cerealis). Loài này có mặt ở vùng biển đảo Hạ Mai (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ, các đảo ven bờ của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bà Rịa-Vũng Tàu, các đảo Tây Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.
< San hô lỗ đỉnh hoa (Acropora florida) phân bố rộng trên các rạn san hô từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
< San hô lỗ đỉnh đài loan (Acropora formosa) cũng có vùng phân bố khá rộng, từ các vùng biển miền Bắc đến miền Nam và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
< San hô lỗ đỉnh no-bi (Acropora nobilis) có hình dáng rất giống san hô lỗ đỉnh đài loan, nhưng có màu vàng thay vì màu tím.
Được coi là lá chắn cho hệ sinh thái ven biển, sự biến mất của những rạn san hô đồng nghĩa với sự cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản. Một hệ quả khác là ngành du lịch biển sẽ mất đi một lợi thế lớn vì sẽ không còn du khách nào muốn lặn xuống chiêm ngưỡng một vùng đáy biển trơ trụi.
< Mọc thành những tảng lớn, san hô cành đa mi (Pocillopora damicornis) xuất hiện tại các vùng biển từ Quảng Trị xuống phía Nam và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
< San hô cành sần sùi (Pocillopora verrucosa) có mặt tại biển miền Trung, miền Nam và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Trước thực trạng trên, nhiều loài san hô đã được chính phủ đưa vào Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chúng ở Việt Nam để tạo cơ sở cho công tác bảo vệ, phục hồi và phát triển.
< San hô khối đầu thùy (Porites lobata) tạo thành những khối lớn có bề mặt uốn lượn mềm mại. Chúng có mặt trên hầu hết các khu vực của biển Đông.
Hy vọng rằng trong tương lai, những rạn san hô Việt Nam sẽ được gìn giữ để thế hệ sau này còn cơ hội thưởng lãm những vẻ đẹp thần tiên trong lòng biển Tổ quốc.
- Theo Datviet
0 nhận xét: