"Phượt vặt" sửa travel guide books (Phần 10)
< Ngã rẽ vào Bến Lội, cách nhà nghỉ chỉ hơn trăm mét.
Chiều nay đi đâu nè? Kế hoạch bọn mình là "vận động" mấy cái giò: cứ ngồi xe mãi, mấy cái chân sẽ lười đi đấy - Vậy là lại đi - Địa điểm chiều nay bọn mình ghé xem là cửa biển Bến Lội, nơi đang xây dựng công trình Khu neo đậu tránh trú bão Bến Lội – Bình Châu. Cạnh đó là một bãi biển mà dân địa phương thường tắm sáng.
Bạn biết vì sao lại gọi là "Bến Lội" không?
< Đường ra Bến Lội.
Biển Bình Châu ngộ lắm: một phần lớn diện tích phía giáp biển có nhiều ao hồ và nhánh sông chen kẽ với những bãi cát rộng lớn. Đây là khu vực chịu nhiều sóng to gió lớn trong mùa mưa bão, nhất là khi gió bấc thổi về.
Nhưng trái với nhiều nơi thường bị biển "ăn" mất đất thì biển Bình Châu lại có tốc độ cát bồi rất nhanh.
< Góc trong cùng có quán cà phê vườn, chút nữa sẽ ghé làm một ly.
Bình Châu là xã đông dân nhất của huyện Xuyên Mộc. Nơi đây, từ lâu đời đã tập trung đông dân cư sinh sống bằng nghề đánh bắt hải sản từ biển. Toàn xã có hơn 2.000 hộ ngư dân với hơn 650 chiếc tàu thuyền với tổng công suất hơn 18.000CV.
< Nơi ghe "bò" lên bờ để sửa chữa, duy tu.
Có thời điểm, số tàu đánh cá vãng lai của ngư dân ngoài địa bàn vào neo đậu, tránh trú bão lên đến hàng ngàn chiếc, tập trung tại khu vực cửa Bến Lội. Đây chính là khu vực cửa sông, nơi mà năm nào địa phương cũng phải bỏ tiền tỷ ra nạo vét để thông luồng cho tàu thuyền tránh sóng từ sông ra khơi.
< Bảng công trình dự án “Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Bến Lội – Bình Châu” - được khởi công từ tháng 10.2009.
Lắm khi vừa được nạo vét xong nhưng chỉ 1 đến 2 con nước thủy triều thì cát đã bồi lấp trở lại như cũ: mực nước ở cửa sông chỉ còn sâm sấp ngang ngực đến mức người dân có thể "lội bộ" qua. Đây là nguồn cơn của từ "Bến Lội".
< Ghe đậu dưới bến, chỉ mộ phần thôi vì còn phải vét rộng ra.
Điều oái ăm hơn là không chỉ bị cát bồi lắp mà cửa sông thường dịch chuyển theo mùa trong phạm vi vài cây số. Tức là lúc này cửa sông có thể nằm đây thì đầu năm ảnh "bò" đến tít dưới kia hàng cây số.
Chuyện hàng trăm tàu thuyền kẹt chết dí trong sông, không thể ra khơi là chuyện năm nào cũng có.
< Ngư dân thu dọn ngư cụ trên các ghe nhỏ.
Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định thực hiện dự án “Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Bến Lội – Bình Châu”, công trình do Ban quản lý dự án huyện Xuyên Mộc làm chủ đầu tư, do Tổng công ty xây dựng đường thủy Việt Nam thi công, với tổng kinh phí trên 102 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương.
< Chia sò ốc vào bao.
< Mình thẳng tiến ra phía mé ngoài biển, có một cần cẩu đang cạp cát.
Quy mô của dự án gồm các hạng mục như xây dựng đê chắn sóng tả ngạn và hữu ngạn, với tổng chiều dài trên 700m, đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề cá như công trình bến, kè công trình kho bãi, hạ tầng kỹ thuật, đường nội bộ và khu văn phòng…
< Một khoảnh nước cạn khác chờ vét.
Dự án này có ý nghĩa rất lớn trong trong việc đảm bảo an toàn cho hàng ngàn tàu thuyền vào mùa mưa bão. Nhất là tạo một tuyến luồng mới nằm giữa hai đê chắn sóng, nên không bị dịch chuyển, tàu thuyền ra vào thuận lợi.
< Một vũng khác có con tàu neo đậu.
Theo dự kiến thì dự án sẽ hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2011 nhưng khi mình đến: hai đê chắn sóng đã hoàn thành nhưng phần trong thì còn ngổn ngang do việc giải ngân vốn quá chậm, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy nhanh tiến độ thi công trình (theo web brt.vn).
< Đây là cửa luồng chính với hai bên là đê chắn sóng, đầu đê có đèn xanh và đỏ mà bữa trước bọn mình thấy trong sáng sớm.
< Đứng trên thân đê phải, mình nhìn phía bên trái.
Đây là công trình mơi ước của ngư dân địa phương, mình cũng mong công trình sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để bà con phát triển tàu thuyền công suất lớn, thay đổi ngành nghề bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá.
< ... và phía phải: cát được đổ bằng cho một công trình phụ gì đó.
Ủa, biển mà bà con tắm sáng ở đâu rồi cà?
< Hóa ra là ở đây, đi tới một tý thôi sẽ thấy.
Bãi biển rộng, lài và sạch.
< Con đê phải dài mút mùa thu như bạn thấy, nhưng vẫn ngắn hơn đê trái mé bên kia vì bên này thẳng, bên kia cong như cánh cung.
Hai con đê như vòng tay ôm trọn vịnh nhân tạo rộng lớn để chắn sóng - giữ cho tàu thuyền trong này yên ổn trong mùa mưa bão. Đê cũng chống việc các bồi lấp mất luồng ra biển.
< Giữa hai đê là luồng lạch để tàu thuyền ra vào.
Giấc tối, bọn mình còn ra đây tăng 2. Tối thui vì công trình chưa xong nên chỉ hiu hắt ánh đèn dưới ghe, đèn xe của mình và cây đèn pin sạt mà bà xã cầm theo...
< Cột đèn đỏ dầu đê.
Gió ngoài ngày phần phật, mình mà không xiết chặt nón lại trước thì chắc chắn bay mất tiêu rồi.
... Trên cảng có một nhòm người xúm xít trong ánh đèn soi trên mũ của một người. Đánh bài à? Không phải đâu, họ chia tiền lương cho các bạn chài chuyến lưới trong ngày.
< Những cục bê tông chắn sóng. Nhìn xa thì lõi ngỏi, bé tẻo teo nhưng lại gần: cục nào cục nấy cao quá đầu người, to chà bá.
Nhìn anh này anh kia cầm tiền trên tay, thành quả của một ngày, bọn mình cũng thấy vui lây.
Có ai la lớn: Ớ ơ, ai có đèn sáng quá xin nhờ soi cho một chút nghen!
Vậy là bọn mình soi cho mọi người cùng đếm, cùng vui. "Coi chứng nghen: gió lớn quá, tiền mà rớt là bay mất luôn"...
< Bọn mình trở vào ghé quán sân vườn "đổ nước". Đi xe tốn xăng, đi lô ca chân thì tốn cà phê và nước ngọt, huề!
Ba bé con cứ nhìn và chỉ trỏ. Mình hỏi, hóa ra chú bé xin cái nắp chai! Nghĩ mà thương con ngư dân mình quá...
< Trở ra đầu đường. Bà xã "dụ" đi tiếp ra chợ bằng xế... lô ca chân: chơi luôn!
Ai ngờ xa quá, he he...
< Xa thì xa nhưng rồi cũng tới, làm tô bún cá "đặc sản địa phương" giá 10k, bèo nhưng ngon.
< Hình như bọn mình "vía" tốt, vào xong, gọi xong thì quán động nghẹt, bà chủ bán không xuể!
Cách mươi thước có hàng chè cũng ngon, 3k/chén.
Lưng lửng bụng rồi về, đây cũng chả phải buổi ăn chiều mà chỉ là "măm" chơi.
Lếch bộ về nhà ngồi tán phét một hồi lâu với chủ nhà nghỉ.
Chập tối lại vác xe đi loanh quanh. Trước khi về nhà trọ nghĩ còn ghé chợ ăn đêm cùng những món linh tinh: đây đúng là cái buổi ăn vặt tá lả - mai bọn mình về rồi mà.
Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần cuối
-
0 nhận xét: