H4 - Rời Lạc Tánh, trèo Đa Mi
Qua dòng La Ngà rồi thì trước mặt là núi Tà Pao. "Tà Pao" là tên đặt theo tiếng của dân tộc K’Ho có nghĩa là “Một giấc mơ đẹp” (“Tà”: đẹp theo nghĩa linh thiêng, “Pao”: giấc mơ) nhưng nếu được viết hoặc phát âm là “Tàmpao” thì có nghĩa là “Suối mơ”. Nơi đây thuộc xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
< Trẻ người dân tộc ở La Ngâu.
Trên núi này có tượng Đức Mẹ Tà Pao (tiếng Pháp: Notre Dame de Ta Pao) đúc bằng xi măng trắng cao 3m, đặt trên một bệ vuông cao 2m. Quần thể công trình tượng đài, lễ đài Đức Mẹ Tà Pao hiện đang là một trong những trung tâm hành hương lớn của tín đồ Công giáo Việt Nam. Tượng được cung hiến và khánh thành ngày 8 tháng 12 năm 1959. Sau nhiều biến cố từ 1964 đến năm 1975, tượng bị lãng quên đến năm 1980: giáo dân thuộc vùng kinh tế mới xã Đức Tân và xã Huy Khiêm đã tiến hành tìm kiếm lại tượng Đức Mẹ Tà Pao.
< QL55 đoạn La Ngâu: hai bên là rừng cây xanh mướt.
Năm 1991, nhân dịp lễ hai thánh Tông Đồ thánh Phêrô và thánh Phaolô thì tượng được phục chế lại và khánh thành ngày 30 tháng 7 năm 1991.
Ngày 29 tháng 9 năm 1999, lễ các Tổng lãnh thiên thần, một số giáo dân vùng Phương Lâm và phụ cận, sau đó là các vùng Dốc Mơ, Gia Kiệm, Hố Nai, rồi Sài Gòn... tuôn đổ về vùng giáp ranh giữa Phương Lâm và Tánh Linh với ước muốn được tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ như lời kể của ba em học sinh ở Phương Lâm trước đó. Các em cho rằng đã thấy Đức Mẹ hiện ra và bay về phía bên kia núi.
< Còn 14km nữa sẽ đến Đa Mi, lúc này là 1h50 - chạy xe suốt từ sáng sớm hôm nay đến giờ nhưng vẫn không thấy mệt tý nào.
Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người đổ xô về núi Tà Pao để hành hương. Từ đó đến nay, nhiều người Công giáo đã tường thuật lại nhiều câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh bức tượng Đức Mẹ Tà Pao (Wikipedia).
< Không phải là đèo nhưng đây là đoạn đường có nhiều dốc, nhiều khúc quanh co. Bọn mình rất thích những cung đường như thế này.
< Nếu không xem bản đồ trước hay chưa bao giờ đi QL này chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc với cột cây số và bảng hướng dẫn bên đường ghi: Phan Thiết 75km. Qủa thật là sẽ có một nhánh rẽ từ QL55 đi Đông Giang - QL28 - Phan Thiết.
< Lộ trình của bọn mình sẽ về Mũi Né, Phan thiết nhưng không phài theo lối trên. Vậy nên cứ thẳng tiến, Đa Mi cũng không còn quá xa...
Bọn này dự định lên đồi qua hơn 400 bậc thang để viếng tượng Đức Mẹ nhưng nhìn suốt đoạn QL55 hàng km dưới chân núi toàn là hàng quán, nhà nghỉ, chổ gởi xe... hàng hàng lớp lớp..., vậy là thôi - Mình lại gò lưng trên con ngựa sắt hướng về Đa Mi. Xem vậy chứ lướt gió thêm 3km thôi thì nhìn trước sau vắng hoe, hiếm hoi mới có một bóng xe chạy ngược lại.
< Một vách chống sạt lở, không nhiều vì hai bên không có những vách dựng đứng. Ngày hôm sau đi QL28 về PT mới thấy rất nhiều đoạn đầy đất đá do núi ụp xuống đường, có lẽ nguyên nhân từ cơn bão số 1 đầu tiên.
< Bảng báo sắp đến nhánh rẽ đi Ma Lâm (47km), cũng là đi Phan Thiết. Đường này nhỏ: từ ngoài nhìn vô thấy mặt đường rải đá dăm.
Trời vẫn còn nắng gắt nhưng có lẽ độ cao cũng tăng dần nên nhiệt độ có vẻ dịu bớt dù lúc này chỉ mới gần 2h trưa. Tiếng máy xe đều đều trên đường vắng, không buồn ngủ nhưng lòng cứ nghĩ bâng quơ - La Ngâu trước mặt, nơi này cũng có một nhà máy thủy điện cùng tên đang xây dựng.
< Đến Đa Mi, ngay phía trái ngã 3 là chợ cùng tên - do buổi trưa nên khá vắng. Mình tấp vào chợ rồi sang quán bên đường làm ly cà phê cho tỉnh táo, bà xã thì "tậu" chai nước ngọt, tổng cộng chỉ 13k. Chủ quán đi vắng, vậy nên giữ quán là bạn ông chủ. Anh này nhìn mặt rất ngầu nhưng mình bắt chuyện, hóa ra tính tình anh khá vui vẻ. Nhờ vậy mình cũng biết được thêm rất nhiều điều về nơi đây: những vấn đề từ khi người Kinh lên non khởi nghiệp.
< Có người nói Đa Mi là một thôn của xã La Ngâu, huyện Tánh Linh; lại có người nói Đa Mi là xã vùng cao của huyện Hàm Thuận Bắc. Cả hai đều đúng bởi chỉ có một địa danh duy nhất là Đa Mi nhưng trải dài từ Hàm Thuận Bắc sang Tánh Linh, việc phân định ranh giới hành chính đã có từ trước nên vẫn phải theo, còn thác Đa Mi phần lớn lại nằm trên địa phận huyện Tánh Linh.
< Phè phưỡn một hồi lại sức rồi thì lên xe đi: mình cứ theo đường nhánh để vào hồ Đa Mi.
Địa danh "La Ngâu" nghe hay hay, thật dịu dàng. Bổng mình nhớ về một huyền thoại về kho báu Chăm Pa mà người ta cho rằng nằm dưới thác nước La Ngâu, chuyện như sau:
< Qua một cây cầu bê tông lớn thì mình gặp cái thác này...
Cuối năm 1993, vùng rừng núi La Ngâu, xã La Ngâu giáp với núi Ông tại huyện Tánh Linh, Bình Thuận xuất hiện vài người đàn ông trung niên thường đi xe hơi đời mới lên đây để tổ chức săn bắn. Tiếng là săn bắn nhưng thật họ thăm dò về một kho báu từ nguồn hướng dẫn là một tấm bản đồ bằng da dê xưa...
< Chiếc Win "vạn dặm" của mình đây.
Vì vậy, dù ông này (TNTrung) có trang trại lớn tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân nhưng núi Ông và địa danh La Ngâu, huyện Tánh Linh mới làm ông chú ý. Ông tin chắc rằng, tấm mật đồ đang nắm giữ sẽ chỉ dẫn và ông ta tìm ra một kho báu của người Champa chôn giấu từ thế kỷ 18 đang hiện hữu đâu đó ở vùng núi rừng hiểm trở nơi đây.
< Đường vào đỗ dốc khá nhiều: vào thì xuống - hồi ra lại hì hục leo lên, may mà nàng Win khá là trâu bò.
Bình Thuận là miền đất hẹp, nổi tiếng là “eo gió” cực Nam Trung Bộ cho nên bí mật được đồn thổi, lan truyền rất nhanh. Trước những thông tin này, một số nhà chuyên môn đã vào cuộc tra cứu để tìm hiểu đích xác và thật bất ngờ khi phát hiện những lời đồn trên về kho báu đều trùng hợp một cách lý thú với nhiều dữ kiện lịch sử. Cái tên La Ngư (La Ngâu) nhiều lần được nhắc đến như một địa điểm bí ẩn cần được giải mã.
< Cuối cùng thì gặp bảng cấm đường. Hỏi một nhóm công nhân về lối ra ven hồ thì hóa ra là ngõ ngoài kia, vậy là quay xe ra. Tuy nhiên đường quanh co trong này thích thật, bạt ngàn một màu rừng xanh.
< Lối ra hồ Đa Mi đây.
Tháng 5/1994, ông TNTrung tuyên bố đã tìm ra nơi cất giấu kho báu dưới một ngọn thác mà người địa phương gọi là thác Hai hoặc thác Mai thuộc địa bàn xã La Ngâu. Ngay sau đó, ông này đã viết đơn gởi Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận xin phép được khảo sát, thăm dò và khai thác kho báu La Ngâu dưới chân thác Mai.
< Cái sự "truyền thống" trước nay là "vứt xe bừa bãi, bỏ xế đi rong" lại có dịp. Ngay sau đoạn này là con dốc chúi, thôi thì cứ lết thếch bước chân cho an toàn.
Và qua một thời gian dài cho đến nay, kho báu vẫn chưa được sáng tỏ nên huyền thoại kho báu Chăm Pa dưới thác nước La Ngâu vẫn còn nguyên đó, chờ lịch sử sang trang.
< Và đây là hồ Đa Mi, nghe nói người ta còn nuôi cả cá tầm xứ lạnh, một loại cá có giá trị rất cao.
Nhưng thôi, huyền thoại thì vẫn còn là huyền thoại... còn cái thực tế nhất về một kho báu thì mình chắc chắn một điều là nó có thật, hiển hiện trước mắt: đó chính là rừng Tánh Linh, một kho báu khổng lồ không thể tính được bằng giá trị tiền bạc. Chỉ mong sao Bình Thuận vẫn giữ được mãi tài sản vô giá này cho ngàn sau. Đáng tiếc là thi thoảng vẫn nghe được tin "Lâm tặc phá rừng Tánh Linh", "Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông bị rút ruột”..., tuy không phải của riêng mình nhưng sao nghe lòng vẫn xót...
< Khách sạn... sáu sao dành cho bọn... phượt (he he).
Đường còn dài đăng đẳng, ít xe. Rồi mình chạy ngang đường vào nơi xây dựng thủy điện La Ngâu. Dự án thuỷ điện La Ngâu nằm trên dòng La Ngà có công suất lắp máy dự kiến 46MW, tổng mức đầu tư khoảng 750 tỷ đồng, hình thức đầu tư dự án là BOO...
< Do "khách sạn sáu sao" giá... quá chát (he he) nên mình lại trở ra.
< Tiếng xe lạo xạo trên đường sỏi đá, không si nhê gì. Vậy nhưng chỉ 24h sau: mình xanh trán khi thấy vỏ bánh sau bị tét một đường, lòi cả phèo phổi! Nhưng đó là chuyện sau...
< Phía ngoài có bảng cấm: nhưng dễ gì cấm được đám phượt, cả đám thanh niên địa phương? Nghe nói họ thường vào đây tắm.
Lúc này trời bổng mưa, nặng hạt nữa chứ. Chổ trú chưa tìm ra, áo mưa cũng không kịp bận. May mắn ra ra tới QL thì hết.
< Hướng về Bảo Lộc. Nhưng còn xa vì phải qua đèo Lộc Nam nữa. Khúc này QL55 rộng thênh thang...
< Nhưng chỉ một đoạn ngắn thôi thì còn thế này.
Tại Tánh Linh: nước đã tụ qua các ghềnh thác của núi rừng tích tụ tại hồ rồi tạo ra dòng điện từ thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi. Tại đây, dòng nước sông La Ngà vẫn cuồn cuộn chảy. Đứng ở khúc quanh trên suối Đa Mi thuộc địa phận xã La Ngâu, nơi dự án thủy điện La Ngâu sẽ đục núi chuyển nguồn nước sau phát điện này tới nhà máy nằm ven Quốc lộ 55, ta có thể cảm nhận sức mạnh dồn nén của nước.
< Tuy nhiên so với bọn mình và chiếc Win thì đường vẫn rộng lắm vì có mấy ai đi đâu...
Chỉ cần một lối xuyên qua ngọn núi kia hình thành, lượng nước này sẽ tuôn qua tạo thành những cột nước cao hơn 50m, theo như thiết kế cơ sở của nhà máy. Vì thế, lượng điện tạo ra sẽ rất dồi dào trong khi chi phí lại bèo bọt.
< Cỏ lau phất phơ bên vệ đường.
< Đến ngã 3 nhà máy thủy điện Hàm Thuận.
Chính điều này đã thu hút "ông thủy điện" nhảy vào làm dự án với công suất ban đầu 36 MW, sau đó tăng lên 46 MW. Từ đó, Công ty Cổ phần thủy điện La Ngâu được thành lập. Vậy nhưng cũng chính nơi này cũng đã có dự án hồ La Ngà 3 trong Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông La Ngà. Đây là một hồ nhân tạo có quy mô lớn, bao trùm vùng dự án thủy điện La Ngâu, đón nguồn nước La Ngà vừa để tích trữ chống hạn, điều tiết lũ lụt hạ du, vừa phát điện.
< Phần cuối của hồ Đa Mi, phía dưới cũng là đường vào nhà máy thủy điện Hàm Thuận.
Theo nghiên cứu thì chỉ 8 năm nữa, khi hàng loạt khu đô thị, khu công nghiệp có diện tích hàng trăm ha lần lượt hình thành thì nhu cầu nước sẽ tăng vọt. Cũng trong khoảng thời gian trên, 4 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, 2, 3, 4 đã hoạt động sẽ đẩy lượng điện sản xuất tại Bình Thuận chiếm 1/4 sản lượng của cả nước. Vì thế, nếu có 46MW tương ứng 204 triệu KWh/năm của thủy điện La Ngâu cũng chỉ là chút nhỏ nhoi (web Tanhlinh.com)…
Vì vậy thủy điện La Ngâu chắc sẽ đến hồi kết là hủy bỏ.
Còn tiếp
-
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13 - Phần 14 - Phần 15 - Phần 16 - Phần 17 - Phần 18 - Phần 19 - Phần 20 -
0 nhận xét: