Lăng Ông ở Hòn Đá Bạc
Biết có điềm lành, dân xóm hòn tổ chức an táng “Ông” và sau đó mang hài cốt về lập miếu thờ trên đỉnh Hòn Đá Bạc thuộc xóm Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
< Lăng Ông ở Hòn Đá Bạc.
Theo quan niệm của ngư dân, cá voi là loài vật linh thiêng, chuyên cứu người khi gặp nạn trên biển. Vì vậy mà họ luôn tôn thờ và phong tặng cho loài cá voi là “Đại tướng quân Nam Hải”.
< Cầu ra Hòn Đá Bạc.
Có rất nhiều du khách ghe thăm di tích lịch sử này, trong đó, có không ít là học sinh THPT vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp tại Cà Mau cũng tới đây để tham quan, ngắm nhìn bên bộ xương cá Ông cực lớn nơi cực Nam đất nước ta.
< Bộ hài cốt của “Ông” thờ trong lăng.
Hằng năm, đến ngày 23-5 âm lịch, Hòn Đá Bạc lại rộn ràng đón tiếp hàng ngàn lượt người đến cúng Ông Nam Hải. Lễ cúng Ông là nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang nghĩa ý nghĩa tâm linh, cầu mong đánh bắt thuận lợi, bình an nơi biển cả; là nhu cầu giải trí, giao lưu và cố kết cộng đồng ngư dân, vừa tôn vinh các giá trị văn hóa dân gian của người dân ven biển.
< Bộ xương cá Ông rất lớn, có lẽ to nhất nước.
Tham quan lăng Ông - Hòn Đá Bạc, du khách sẽ được nghe những giai thoại và hiện thực về loài cá này. Trên bức tường lăng Ông có bút tích của ông Nguyễn Văn Hùng, một chủ tàu ngụ tại số nhà 370, khu phố 4, An Hòa, Rạch Giá - Kiên Giang, là chủ chiếc ghe số 919 đã được Ông cứu nạn vào năm 1996.
< Gian thờ “Ông Nam Hải” rất trang nghiêm.
Đến Hòn Đá Bạc cúng Ông, du khách còn được chiêm ngưỡng 3 hòn đảo xinh đẹp: Hòn Ông Ngộ, Hòn Trọi và Hòn Đá Bạc. Trên hòn có những tàng cây xanh cổ thụ và nhiều huyền thoại: Sân tiên, giếng tiên, bàn chân tiên, bàn tay tiên…, đặc biệt là di tích bia chiến công của lực lượng An ninh Việt Nam trong Chuyên án CM12 oai hùng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Hòn Đá Bạc được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 22-6-2009.
- Theo Báo Ảnh Đất Mũi, Vietbao
0 nhận xét: